Áp-xe là một bọc mủ hình thành trong các mô của cơ thể. Chúng có thể xảy ra trong bất kì loại mô rắn nào nhưng nhiều nhất là ở trên bề mặt da (nơi chúng có thể ở dạng mụn mủ cạn hoặc áp-xe sâu), trong phổi, não,… Nhiễm trùng là nguyên nhân trực tiếp và phổ biến nhất gây ra áp xe. Các tác nhân nhiễm trùng gây bệnh chủ yếu bao gồm vi khuẩn và lý sinh trùng.
– Vi khuẩn: Vi khuẩn xâm nhập vào các mô dưới da hoặc các tuyến bài tiết gây ra phản ứng viêm, hoạt hóa các chất hóa học trung gian và các tế bào bạch cầu. Sự tắc nghẽn chất tiết của các tuyến mồ hôi, tuyến bã là điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn. Quá trình hệ miễn dịch của cơ thể chống lại vi khuẩn sinh ra mủ ở vị trí áp xe. Trong mủ chứa nhiều vi khuẩn và xác bạch cầu.
– Ký sinh trùng: Đây là tác nhân thường gặp hơn ở các nước đang phát triển. Các loại ký sinh trùng gây bệnh có thể kể đến như: giun chỉ, sán lá gan, giòi… Chúng gây áp xe bên trong các tạng của cơ thể như áp xe gan do sán lá gan,…
Bệnh áp xe có các dấu hiệu lâm sàng bao gồm:
– Với áp xe nông dưới da:
Khi quan sát sẽ thấy một khối phồng, ổ áp xe đỏ bị da bao phủ lên, sưng nền vùng da xung quanh. Khi sờ vào có cảm giác nóng, đau, lùng nhùng do chứa mủ bên trong.
Áp lực trong khối áp xe tăng dẫn đến triệu chứng đau. Người bệnh có thể sốt, mệt mỏi khi nhiễm trùng lan rộng và lan sâu hơn vào các mô.
– Với áp xe bên trong cơ thể:
Người bệnh bị áp xe áp xe sâu sẽ gặp phải là triệu chứng toàn thân như: sốt cao, rét run, ớn lạnh, môi khô, lưỡi bẩn, mệt mỏi, suy kiệt, hốc hác,… Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện tùy theo vị trí của ổ áp xe như: sốt cao rét run, đau tức vùng hạ sườn phải (trong áp xe gan),…
Khi có các triệu chứng kể trên, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.