Hiểu về đôi mắt để giúp bạn bảo vệ sức khỏe đôi mắt tốt hơn

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Mắt là một trong năm giác quan quan trọng, giúp con người quan sát và kiểm soát môi trường xung quanh. Một số bệnh về mắt chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nhiều bệnh khác lại có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt. Cùng tìm hiểu về đôi mắt và một số bệnh về mắt thường gặp qua các câu hỏi sau.

1. Bác sĩ có thể xác định người bệnh có nồng độ cholesterol cao bằng cách nhìn vào mắt?

Ngoài việc chẩn đoán bệnh về mắt, các bác sĩ có thể nhìn thấy dấu hiệu của cholesterol cao, huyết áp cao, tiểu đường và các bệnh khác bằng cách kiểm tra mắt.

Ngoài việc chẩn đoán bệnh về mắt, các bác sĩ có thể nhìn thấy dấu hiệu của cholesterol cao, huyết áp cao, tiểu đường và các bệnh khác bằng cách kiểm tra mắt.

Đúng. Đôi mắt không chỉ là cửa sổ tâm hồn mà còn là cửa sổ cho sức khỏe của bạn. Ngoài việc chẩn đoán bệnh về mắt,  các bác sĩ có thể nhìn thấy dấu hiệu của cholesterol cao, huyết áp cao, tiểu đường và các bệnh khác bằng cách kiểm tra mắt. Tổn thương của các mạch máu ở mặt sau của mắt có thể là dấu hiệu vật lý đầu tiên của một vấn đề sức khỏe. Bác sĩ sẽ quyết định xem liệu bạn có cần thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu hoặc theo dõi thường xuyên hay không để bảo vệ thị lực và sức khỏe tổng quát.

2. Khó chịu ở mắt và mắt bị mờ mỗi khi làm việc có thể là dấu hiệu của:
A: Đục thủy tinh thể
B: Hội chứng thị lực máy tính
C: Bong võng mạc
Đáp án đúng là B. Mỏi mắt, đỏ mắt, nhìn mờ, và khó chịu ở mắt có thể là những dấu hiệu của hội chứng thị lực máy tính – những phản ứng của mắt khi phải tiếp xúc quá nhiều với màn hình máy tính.  Nghỉ giải lao giữa những giờ làm việc căng thẳng để cho đôi mắt được nghỉ, cài đặt các bộ lọc chống chói, thay đổi vị trí của màn hình máy tính và đảm bảo nơi làm việc có đủ ánh sáng để ngăn chặn hội chứng này.

3. Ở độ tuổi nào mắt bắt đầu kém dần?
A: Giữa những năm 40 tuổi
B: Giữa những năm 50 tuổi
C: Giữa những năm 60 tuổi
Đáp án đúng là A. Hầu hết mọi người bắt đầu gặp khó khăn trong việc đọc, quan sát ở giữa những năm 40 tuổi. Khi mắt bị lão hóa.

4. Nhìn đôi là triệu chứng của?
A: Glaucoma
B: Đột qụy
C: Thoái hóa điểm vàng

Nhìn thấy hình đôi có thể được gây ra bởi các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể hoặc vấn đề ở não như đột quỵ.

Nhìn thấy hình đôi có thể được gây ra bởi các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể hoặc vấn đề ở não như đột quỵ.

Nhìn thấy hình đôi có thể được gây ra bởi các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể hoặc vấn đề ở não như đột quỵ. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhắm một mắt. Nếu bệnh nhân thấy hình đôi khi chỉ nhìn bằng mắt trái hoặc phải một mình, nguyên nhân là do mắt có vấn đề. Nếu tình trạng nhìn thấy hình đôi biến mất khi người bệnh nhắm một mắt, nhưng trở lại khi cả hai mắt cùng mở, sai lệch giữa hai mắt do các bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh và cơ vận động của mắt.

5. Hầu hết những người mù màu đều không nhìn thấy?
A: Màu đỏ và xanh lá cây
B: Màu xanh da trời và xanh lá cây
C: Bất kỳ màu sắc nào
Đáp án đúng là A. Hầu hết những người bị mù màu gặp khó khăn trong việc phân biệt màu đỏ và xanh lá cây. Mù màu là do có vấn đề ở các tế bào – gọi là tế bào hình nón – trên võng mạc đóng vai trò cảm nhận màu sắc. Mắt có các tế bào hình nón giúp phân biệt giữa màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương.

6. Yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể?
A: Tuổi tác
B: Không đeo kính râm
C: Cả hai đáp án trên
Đáp án đúng là C. Bệnh đục thủy tinh thể là tình trạng mà phần trong suốt của thủy tinh thể trở nên mờ đục, ngăn cản các tia sáng vào trong mắt và gây suy giảm thị lực. Các yếu tố nguy cơ của đục thủy tinh thể bao gồm tuổi tác, tăng huyết áp, bệnh tiểu đường và tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng.

7. Nguyên nhân gây vàng mắt?
A: Dị ứng
B: Đục thủy tinh thể
C: Bệnh vàng da
Đáp án đúng là C. Chứng vàng da (da và lòng trắng của mắt có màu vàng bất thường) là dấu hiệu cho thấy gan, túi mật hoặc tuyến tụy có vấn đề. Nhiễm trùng, ung thư và các bệnh về máu cũng có thể gây vàng da. Nếu da có màu vàng hoặc vàng cam nhưng lòng trắng của mắt vẫn bình thường, có thể là do bạn đã ăn quá nhiều thực phẩm giàu sắc tố màu vàng cam được gọi là beta – carotene, chẳng hạn như cà rốt.

8.Tại sao những người bị bệnh tiểu đường hay gặp các vấn đề về mắt?
A: Tăng huyết áp có thể ảnh hưởng xấu tới mắt.
B: Lượng đường trong máu cao tác động xấu đến mắt.
C: Cả hai đáp án trên.

Tăng huyết áp và lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng võng mạc, thủy tinh thể của mắt, và thần kinh thị giác.

Tăng huyết áp và lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng võng mạc, thủy tinh thể của mắt, và thần kinh thị giác.

Đáp án đúng là C.Tăng huyết áp và lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng võng mạc, thủy tinh thể của mắt, và thần kinh thị giác. Những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ cao đối với bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và võng mạc tiểu đường, tổn thương võng mạc của mắt gây ra bởi bệnh tiểu đường lâu dài. Võng mạc tiểu đường có thể gây ra các mạch máu ở võng mạc bị sưng và bị rò rỉ chất lỏng vào trong mắt. Nó cũng có thể gây ra bất thường mạch máu mới để phát triển.

9. Một điểm mù tạm thời có thể là dấu hiệu của?
A:  Đục thủy tinh thể
B: Glaucoma
C: Đau nửa đầu ở mắt
Đáp án đúng là C. Đau nửa đầu ở mắt, còn gọi là chứng đau nửa đầu võng mạc, là một loại đau nửa đầu có thể gây mất thị lực hoặc gây ra một điểm mù tạm thời, thường ở một mắt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital