HCT là gì? Tìm hiểu về cách đánh giá chỉ số HCT trong cơ thể

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Đỗ Thị Hằng

Trưởng khoa Xét nghiệm
HCT là gì? Như thế nào là HCT bình thường? Làm sao để biết chỉ số HCT đang ở mức nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh về chỉ số xét nghiệm HCT. Bạn vui lòng tham khảo bài viết dưới đây:

1. HCT là gì?

HCT (Hematocrit) là tỉ lệ thể tích hồng cầu trong thể tích máu toàn phần. Đây là phần trăm thể tích máu mà các tế bào máu (chủ yếu là hồng cầu) chiếm giữ. Chỉ số này rất quan trọng trong việc đánh giá và theo dõi tình trạng mất máu, thiếu máu biểu hiện bởi HCT thấp và nghi ngờ một số bệnh lý về phổi, tim mạch hay chứng tăng hồng cầu khi HCT cao.

chỉ số HCT là gì?

HCT phản ánh tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần có trong cơ thể. (ảnh minh họa)

2. Chỉ số HCT như nào là bình thường?

Sau khi nắm được chỉ số HCT là gì, bạn cần biết như nào là chỉ số HCT bình thường. Tùy theo độ tuổi, giới tính mà mỗi người có chỉ số HCT khác nhau. Dười đây là thông tin về chỉ số HCT ở mức bình thường. Tức là một người không mang bệnh về hồng cầu sẽ có chỉ số HCT nằm trong khoảng sau:

–  Đối với trẻ em dưới 15 tuổi: chỉ số HCT trong khoảng từ 35%-39%

–  Đối với người trưởng thành: chỉ số HCT ở nữ khoảng 37%-48%, ở nam HCT khoảng 45%-52%

HCT bình thường là gì?

HCT bình thường dao động từ 37-52 và còn tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi của người bệnh (ảnh minh họa)

3. Chỉ số HCT tăng, giảm khi nào?

Bên cạnh việc hiểu được HCT là gì? bạn cũng cần nắm được chỉ số HCT tăng giảm báo hiệu bệnh lý nào?

– HCT tăng trong trong các rối loạn dị ứng, chứng tăng hồng cầu, hút thuốc lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh mạch vành, ở trên núi cao, mất nước, chứng giảm lưu lượng máu( sốt, nôn, tiêu chảy…).

HCT giảm có thể bạn đang gặp các vấn đề về máu như bệnh tan máu bẩm sinh (Thlassemia), bệnh thiếu máu do xuất huyết hay đang trong thời kỳ mang thai chỉ số HCT cũng có thể giảm. Nếu chỉ số HCT thấp sẽ không đủ cung cấp máu đáp ứng nhu cầu nuôi các cơ quan trong cơ thể, điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của bạn.

4. Phương pháp đánh giá chỉ số HCT cao hay thấp

Xét nghiệm máu là một xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá mức độ HCT trong cơ thể. Từ kết quả xét nghiệm máu bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng và mức độ tăng hay giảm của HCT để chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp điều trị hiệu quả.

phương pháp đánh giá chỉ số HCT là gì?

Xét nghiệm máu giúp đánh giá chỉ số HCT có trong cơ thể để có biện pháp xử trí tốt nhất và giúp người bệnh hiểu HCT là gì?

Tuy nhiên  không thể chỉ dựa vào chỉ số HCT là kết quả để đưa ra kết luận ngay về bệnh được, mà ngoài ra bạn có thể phải làm thêm một số xét nghiệm khác như xét nghiệm khối lượng hemoglobin trong hồng cầu (MCH) và nồng độ của hồng cầu (MCHC), thể tích trung bình của hồng cầu ( MVC). Hay tính số lượng hồng cầu bằng chỉ số RBC. Các kết quả này sẽ có trong xét nghiệm máu của bạn và nó sẽ giúp bác sĩ có đầy đủ căn cứ để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân và bệnh lý bạn đang gặp phải từ đó đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất.

Trên đây là những kiến thức y khoa về chỉ số HCT là gì và cách đánh giá HCT. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu được về chỉ số HCT cũng như kết luận bệnh liên quan đến HCT. Chúc bạn luôn kiểm soát tốt nhất sức khỏe chính mình! 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital