Đột quỵ hay tai biến mạch máu não ngày càng khiến nhiều người lo lắng, lưu tâm. Đặc biệt, việc tầm soát nguy cơ đột quỵ là giải pháp hữu hiệu nhằm phát hiện sớm và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Để góp phần ngăn chặn tác hại do đột quỵ, Thu Cúc TCI thiết kế các Gói tầm soát nguy cơ đột quỵ với danh mục khám thiết thực, hiệu quả, cùng ưu đãi lên tới 35%.
Menu xem nhanh:
1. Các kiến thức cần biết về đột quỵ
1.1. Đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là căn bệnh gây tử vong thứ 2 trên thế giới. Đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ gặp các biến chứng khó hồi phục, thậm chí tử vong. Bệnh còn gây gánh nặng về tài chính cho gia đình và xã hội. Vì vậy, nhận biết sớm những dấu hiệu của đột quỵ để xử trí và cấp cứu kịp thời là rất cần thiết.
1.2. Phân loại đột quỵ
Có 2 loại đột quỵ:
– Đột quỵ nhồi máu não (hay còn được gọi là thiếu máu não cục bộ): là tình trạng động mạch não thuyên tắc một phần hoặc hoàn toàn, dẫn tới giảm đột ngột lưu lượng máu tới não. Tình trạng này chiếm khoảng 85% ca đột quỵ.
– Đột quỵ xuất huyết não (hay còn được gọi là xuất huyết nội sọ): là trường hợp hiếm gặp hơn của đột quỵ, chiếm khoảng 15%. Đây là tình trạng xảy ra khi mạch máu não bị vỡ đột ngột, dẫn tới máu tràn vào nhu mô não gây tổn thương não.
2. Tại sao cần tầm soát nguy cơ đột quỵ?
Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 200.000 ca đột quỵ. Trong đó, số người dưới 45 tuổi chiếm 7,2%.
Đột quỵ nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tàn tật, thậm chí tử vong chỉ sau vài phút. Việc nhận biết và đánh giá đúng những nguy cơ đột quỵ giúp kiểm soát được các bệnh lý nền nguy hiểm vốn là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Đồng thời, việc tầm soát cũng giúp mỗi người kịp thời thay đổi lối sống, nâng cao thể trạng nhờ chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện phù hợp
3. Gói tầm soát nguy cơ đột quỵ của Thu Cúc TCI
Gói tầm soát nguy cơ đột quỵ của Hệ thống y tế Thu Cúc TCI được chia làm 3 cấp độ: Cơ bản, mở rộng và nâng cao. Qua đó giúp đánh giá toàn diện các vấn đề sức khỏe liên quan, xác định mức độ nguy cơ đột quỵ, giúp người bệnh chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả. Trong đó bao gồm các nội dung:
3.1. Các chẩn đoán hình ảnh tầm soát bệnh đột quỵ
– Điện tim thường.
– Siêu âm Doppler động mạch cảnh, Doppler xuyên sọ (hệ thống động mạch cảnh), Doppler tim, van tim.
– Chụp cộng hưởng từ não – mạch não.
– Chụp cắt lớp vi tính mạch vành, chụp cắt lớp vi tính động mạch cảnh.
3.2. Các xét nghiệm liên quan đến tầm soát đột quỵ
– Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi
– Cholesterol toàn phần
– Định lượng Triglycerid
– Định lượng HDL-C, LDL-C
– Định lượng Glucose, HbA1c
– Định lượng Ure, Creatinin, Độ thanh thải Creatinin – NT 24 giờ
– Định lượng AST, ALT, GGT
– Định lượng CRP hs, Thời gian thromboplastin, Thời gian prothrombin
– Định lượng Fibrinogen.
Đặc biệt, khám tầm soát nguy cơ đột quỵ tại Thu Cúc TCI được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn nhờ có:
– Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia nội thần kinh có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, thăm khám tận tình, chu đáo.
– Hệ thống thiết bị, máy móc hiện đại, đầy đủ, đồng bộ, đạt chuẩn y khoa, phục vụ chẩn đoán nguy cơ đột quỵ hiệu quả.
– Quy trình thăm khám khoa học, tiện lợi.
4. Những ai có nguy cơ đột quỵ cao cần khám tầm soát?
– Độ tuổi: Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi càng cao càng dễ mắc các bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, tiểu đường, tăng cholesterol, mỡ máu, bệnh rung tâm nhĩ, huyết khối, phình động mạch… Đây là những yếu tố nguy cơ dễ dẫn tới đột quỵ. Đặc biệt, người trên 65 tuổi cần hết sức cảnh giác với nguy cơ đột quỵ.

Người cao tuổi thường là đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao.
– Người thừa cân, béo phì
– Người bị thiếu máu não cục bộ và các bệnh lý ở não, mạch máu não như: dị dạng mạch não bẩm sinh, phình mạch não.
– Tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ
– Từng gặp chấn thương vùng đầu cổ
– Tiền sử đột quỵ: Những người từng bị đột quỵ sẽ có nguy cơ tái phát cao hơn người chưa bị đột quỵ.
– Người mắc các bệnh: Tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường…
– Người có thói quen hút thuốc lá, rượu bia, ít vận động, ăn uống không lành mạnh, hay thức khuya ngủ ít, thường xuyên căng thẳng…
5. Dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ
Theo nghiên cứu, cơn đột quỵ thường xảy ra bất ngờ, không thể dự đoán trước. Tuy nhiên, những dấu hiệu sớm của đột quỵ do thiếu máu cục bộ có thể xuất hiện trước ít nhất 1 tuần. Các dấu hiệu nhận biết nguy cơ xảy ra đột quỵ gồm:
– Đột nhiên mất thị giác, không thấy rõ ở một bên mắt hoặc cả hai mắt.
– Không nói được, nói ngọng bất thường, nghe không rõ ràng, không hiểu người đối diện nói gì.
– Khó thở, choáng váng, cơ thể đột ngột mất cân bằng hoặc không thực hiện được theo ý muốn.
– Cảm thấy đau đầu dữ dội mà không rõ lý do.
– Đột nhiên có cảm giác tê hay yếu cơ ở mặt, tay hoặc chân, chỉ xảy ra ở một bên cơ thể.
Nếu nhận thấy bất cứ triệu chứng nào trên đây, hãy ngay lập tức đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất, để có thể kịp thời chẩn đoán và cứu sống người bệnh, hạn chế tối đa di chứng.
6. Hệ lụy nghiêm trọng do đột quỵ
Ngoài nguy cơ tử vong, các trường hợp bệnh nhân sống sót sau đột quỵ có khả năng cao bị di chứng tàn phế, phải sống phụ thuộc vào người thân. Trong đó có 10-13% bệnh nhân tàn phế, nằm liệt giường; 12% bệnh nhân phục hồi một phần và 25% bệnh nhân có thể tự đi lại.
Tùy từng tình trạng và đối tượng bệnh nhân khác nhau, đột quỵ sẽ có biến chứng theo từng cấp độ. Phổ biến nhất là biến chứng rối loạn vận động như liệt, không thể đi lại; rối loạn về nhận thức, giao tiếp; khó khăn khi vận động, ăn uống… Ngoài ra, bệnh nhân dễ bị rối loạn tâm lý, cảm xúc, suy giảm chức năng tình dục.
Sau đột quỵ, người bệnh khó hòa nhập trở lại với cuộc sống, kèm theo đó là những gánh nặng về kinh tế do chi phí thuốc, điều trị và phục hồi. Bên cạnh đó, khó khăn trong việc chăm sóc người bệnh đột quỵ cũng gây ra nhiều áp lực về tinh thần cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Thu Cúc TCI tặng 35% phí gói tầm soát nguy cơ đột quỵ
7. Quy trình tầm soát nguy cơ đột quỵ tại Thu Cúc TCI
7.1. Khám lâm sàng tầm soát nguy cơ đột quỵ
Trước tiên, người bệnh sẽ được khám cùng bác sĩ, chuyên gia nội thần kinh hàng đầu. Qua thăm hỏi tiền sử gia đình, thói quen sinh hoạt, triệu chứng thường gặp, các bệnh lý đang điều trị… bác sĩ sẽ chẩn đoán nguy cơ đột quỵ và chỉ định người bệnh thực hiện khám cận lâm sàng phù hợp.
7.2. Khám cận lâm sàng tầm soát nguy cơ đột quỵ
Dựa trên các gói tầm soát nguy cơ đột quỵ (cơ bản, mở rộng, nâng cao), người bệnh sẽ thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh tầm soát đột quỵ bao gồm: xét nghiệm máu, đo lượng đường, chức năng gan, thận, điện tim, siêu âm động mạch cảnh, siêu âm tim, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI)… Thông qua các chỉ định này, bác sĩ có thể đánh giá chi tiết tình trạng sức khỏe và phát hiện các yếu tố nguy cơ đột quỵ của người bệnh.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp chẩn đoán đột quỵ hiệu quả.
8. Chi phí tầm soát nguy cơ đột quỵ tại Thu Cúc TCI
Khách khám tầm soát nguy cơ đột quỵ tại TCI có thể sử dụng các dịch vụ khám lẻ hoặc gói khám tầm soát với chi phí hợp lý. Tùy vào từng gói dịch vụ sẽ có các mức chi phí khác nhau, chỉ từ 3.731.000 đồng/gói (gói cơ bản).
Để được tư vấn miễn phí về thông tin gói dịch vụ phù hợp và đặt lịch khám sớm, vui lòng liên hệ hotline 0936 388 288.