Giúp mẹ bầu nhận biết dấu hiệu chuyển dạ con so

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Mang thai con đầu lòng, mẹ bầu không tránh khỏi những băn khoăn, lo lắng không biết khi nào sẽ chuyển dạ, hay nên chuẩn bị những gì để vượt cạn suôn sẻ… Những dấu hiệu chuyển dạ con so dưới đây sẽ giúp mẹ có sự chuẩn bị vững vàng để tự tin vượt cạn!

1. Thế nào là chuyển dạ con so?

Mang thai con so chính là mang thai con đầu lòng. Quá trình này sẽ có biết bao gian nan vì mọi thứ với người phụ nữ đều là những lần đầu. Lần đầu mang thai, lần đầu ốm nghén, lần đầu sinh nở, và lần đầu làm mẹ. Sau 9 tháng háo hức đợi mong, người phụ nữ sẽ phải trải qua quá trình chuyển dạ.

Mang thai con so là lần đầu mang thai, lần đầu ốm nghén, lần đầu sinh nở, và lần đầu làm mẹ. Sau 9 tháng háo hức đợi mong, người phụ nữ sẽ phải trải qua quá trình chuyển dạ.

Mang thai con so là lần đầu mang thai, lần đầu ốm nghén, lần đầu sinh nở, và lần đầu làm mẹ. Sau 9 tháng háo hức đợi mong, người phụ nữ sẽ phải trải qua quá trình chuyển dạ.

Đây là một cột mốc rất quan trọng, đánh dấu những tháng ngày “mang nặng” sắp qua đi và báo hiệu “hành trình” “đẻ đau” sắp đến. Chắc hẳn, mẹ bầu mang thai lần đầu nào cũng sẽ không tránh khỏi những lo lắng, không biết khi nào thì chuyển dạ, chuyển dạ trong bao lâu, chuyển dạ có đau không…

Chuyển dạ là một quá trình sinh lý, thể hiện sự phối hợp giữa các cơn gò tử cung và quá trình xóa cổ tử cung, nhằm đưa thai nhi và phần phụ (màng ối, bánh nhau, dây rốn) ra khỏi đường sinh dục của người mẹ.

2. Thời gian chuyển dạ con so kéo dài trong bao lâu?

Quá trình chuyển dạ ở phụ nữ mang thai con so diễn ra trong bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

– Yếu tố từ mẹ: Sức khỏe của mẹ, lực co bóp từ cơn gò, đặc điểm ống sinh dục và tiểu khung chậu của mẹ

– Yếu tố từ thai nhi: Ngôi thai, trọng lượng thai, kích thước đầu thai…

Thường thì mẹ sinh con so, cổ tử cung sẽ mở chậm và tầng sinh môn còn rắn chắc, do đó thời gian chuyển dạ sẽ kéo dài trong khoảng 16 – 24 giờ đồng hồ, lâu hơn sản phụ sinh con rạ.

3. Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ con so

3.1. Sa bụng, tụt bụng

Vào những tuần cuối thai kỳ, thai nhi sẽ “di chuyển” dần vào khu vực xương chậu, ổn định ngôi thai để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Với những mẹ bầu con so, hiện tượng này sẽ diễn ra trước khi chuyển dạ thật một tuần hoặc một vài giờ. Dấu hiệu của hiện tượng này chính là mẹ cảm thấy dễ thở hơn vì khi đó, thai nhi không còn chèn lên phổi nữa. Tuy nhiên, việc thai nhi xoay chuyển và tụt xuống khung xương chậu sẽ gây áp lực lên cổ tử cung và bàng quang, khiến bạn thường xuyên muốn đi tiểu.

Vào những tuần cuối thai kỳ, thai nhi sẽ “di chuyển” dần vào khu vực xương chậu, ổn định ngôi thai để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.

Vào những tuần cuối thai kỳ, thai nhi sẽ “di chuyển” dần vào khu vực xương chậu, ổn định ngôi thai để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.

3.2. Các cơn co thắt chuyển dạ

Từ tuần thai 20 trở đi, những cơn co thắt Braxton Hicks sẽ dần xuất hiện. Đây là những cơn chuyển dạ giả bởi mật độ thưa thớt và thời gian của mỗi cơn là không lâu. Còn những cơn chuyển dạ thật là những cơn diễn ra vào cuối thai kỳ, đem lại cảm giác đau dữ dội và tần suất diễn ra liên tục, thậm chí, khiến bạn cảm thấy run rẩy. Để xoa dịu hiện tượng này, các mẹ bầu có thể tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm hoặc thực hiện massage nhẹ nhàng vùng bụng.

3.3. Dịch nhầy ở cổ tử cung có sự thay đổi – Dấu hiệu chuyển dạ con so dễ nhận thấy nhất

Khi mang thai, ở cổ tử cung tích tụ một lượng dịch, dần dần tạo thành nút nhầy cổ tử cung, có “nhiệm vụ” ngăn ngừa viêm nhiễm. Bước vào khoảng tuần 37 – 40 thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm thấy âm đạo nhớt hơn tiết ra nhiều dịch hơn. Đó là do nút nhầy đã bắt đầu bong ra để “mở cửa” cổ tử cung, sẵn sàng đón bé yêu ra đời.

Dịch này có thể có màu trong suốt, cũng có thể sẫm màu, hoặc màu hồng nhạt, hoặc có dính một chút máu. Đây dấu hiệu dễ nhận biết nhất, báo hiệu chính xác rằng không lâu nữa bé yêu sẽ chào đời. Tuy nhiên, dịch nhầy có nhiều máu gần giống kinh nguyệt thì có nguy cơ là một dấu hiệu chuyển dạ nguy hiểm, mẹ bầu cần gặp bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và theo dõi.

3.4. Cổ tử cung có dấu hiệu giãn nở

Để “dọn đường” đón bé yêu, vào giai đoạn cuối của thai kỳ, cổ tử cung sẽ giãn ra, mỏng đi và bắt đầu “mở cửa”. Vào các lần đi khám thai cuối cùng, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra âm đạo, nhằm đo độ giãn nở mà độ dày – mỏng của của tử cung. Thực tế, cổ tử cung mở 10cm thì được xem là dấu hiệu sắp sinh.

3.5. Tiêu chảy

Bất cứ sự thay đổi nào trong chế độ ăn uống, dùng thuốc, nội tiết… đều có thể trở thành nguyên nhân, khiến bạn bị tiêu chảy trong thai kỳ. Tuy nhiên, khi càng gần đến ngày dự sinh, mẹ bầu càng dễ bị tiêu chảy.

Nguyên nhân chính là do cơ thể mẹ lúc này sản sinh ra rất nhiều hormone kích thích ruột hoạt động liên tục, tạo điều kiện cho sự chào đời của em bé mà khiến mẹ bầu thường xuyên bị nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Tiêu chảy không quá nguy hiểm tới mẹ và bé nhưng gây ra tình trạng mất nước. Do đó, thời gian này mẹ bầu nên uống thật nhiều nước. Nếu tình trạng tiêu chảy có chuyển biến xấu và trở nên nghiêm trọng thì mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ.

3.6. Ngừng tăng cân hoặc sút cân

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu thường bị tăng cân đều đặn mỗi tháng. Tuy nhiên, đến cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu sẽ ổn định hoặc có xu hướng giảm. Khi gặp hiện tượng này, các mẹ đừng vội lo lắng nhé vì điều này hoàn toàn là bình thường. Nguyên nhân chính là do lượng ối đang dần giảm đi để chuẩn bị cho bé ra đời.

3.7. Cảm thấy mệt mỏi và thèm ngủ

Sự phát triển của thai nhi khiến bàng quang của mẹ bị chèn ép, dẫn đến mẹ bầu thường xuyên phải đi tiểu đêm. Vì thế, các mẹ bầu thường xuyên mất ngủ hoặc thiếu ngủ mỗi đêm, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, muốn ngủ nhiều hơn.

3.8. Thường xuyên bị chuột rút và đau lưng

Cuối thai kỳ, em bé đã phát triển hơn rất nhiều, áp lực lên cơ thể mẹ cũng lớn hơn, khiến toàn bộ các cơ khớp ở vùng chậu và tử cung bị kéo căng ra. Chính vì vậy, mẹ bầu sẽ thường xuyên gặp phải các cơn chuột rút, đau mỏi lưng, vai hoặc hai bên háng.

Càng về cuối thai kỳ, áp lực từ thai nhi lên cơ thể mẹ càng lớn, khiến mẹ thường xuyên bị chuột rút và đau lưng.

Càng về cuối thai kỳ, áp lực từ thai nhi lên cơ thể mẹ càng lớn, khiến mẹ thường xuyên bị chuột rút và đau lưng.

3.9. Giãn khớp

Việc mang thai đã khiến dây chằng giữa các khớp xương của mẹ trở nên mềm hơn, lỏng hơn, gây ra tình trạng giãn khớp. Tuy nhiên, quá trình giãn khớp cũng sẽ tạo tiền đề để khung xương chậu mở rộng, giúp mẹ chuyển dạ thuận lợi.

3.10. Vỡ nước ối – Dấu hiệu chuyển dạ con so cuối cùng

Thai nhi hình thành và phát triển trong một túi chất lỏng được gọi là túi ối. Túi này vừa là môi trường sống, vừa là nơi cung cấp các chất dinh dưỡng và oxy, đồng thời cũng bảo vệ thai nhi khỏi những va chạm. Khi túi ối bị vỡ, báo hiệu con đã vô cùng sẵn sàng ra đời để gặp bố mẹ. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng gặp dấu hiệu này, và lượng ối ở mỗi mẹ cũng là khác nhau.

Khi túi ối bị vỡ chính là dấu hiệu chuyển dạ con so cuối cùng.

Khi túi ối bị vỡ chính là dấu hiệu chuyển dạ con so cuối cùng.

Trên đây là những dấu hiệu chuyển dạ con so tiêu biểu nhất, dễ nhận thấy nhất. Tuy nhiên, có người sẽ gặp phải tất cả các dấu hiệu này, nhưng cũng có người chỉ gặp một số. Do đó, nếu có bất cứ dấu hiệu nào, mẹ cũng đều phải nhanh chóng thông báo với bác sĩ để có sự chuẩn bị chính xác nhất, phù hợp nhất.

Các mẹ bầu hiện đại đừng quên tự trang bị trước cho mình các kiến thức cơ bản, cần thiết để có thể chủ động “ứng phó” với những dấu hiệu chuyển dạ là điều vô cùng cần thiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital