GIẢI ĐÁP: Răng sâu độ 4 là như thế nào? 

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Sâu răng được chia làm 4 cấp độ và cấp độ 4 thường là tình trạng nặng nhất có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy răng sâu độ 4 là như thế nào, biểu hiện cũng như cách điều trị, cùng tìm hiểu thông tin cụ thể qua bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Tìm hiểu các giai đoạn sâu răng

Như đã đề cập ở trên, sau răng thường diễn biến theo 4 giai đoạn tương đương với 4 cấp độ, bao gồm:

1.1. Cấp độ 1 – Sâu men răng

Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn sâu men răng, thường chỉ có những biểu hiện bên ngoài mà không gây khó chịu hay đau nhức cho người bệnh. Ngoài ra thì răng sâu cũng sẽ xuất hiện các đốm màu sáng đục, sau đó ăn dần các men răng và hình thành lỗ sâu răng màu đen.

1.2. Cấp độ 2 – Sâu ngà răng

Sau khi gây ra tình trạng sâu men răng, bệnh lý sẽ tiến triển tiếp tục vào ngà răng, phá hủy các thành phần ngà răng. Ở cấp độ này, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được những cơn ê buốt, đau nhức răng, đặc biệt là mỗi khi ăn các thực phẩm nóng hoặc đồ lạnh.

1.3. Cấp độ 3 – Viêm tủy răng

Tùy răng khi đã bị mất đi 2 lớp bảo vệ bên ngoài là men răng và ngà răng cũng sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công. Ngoài ra, phần tủy bị nhiễm khuẩn và gây viêm tủy răng cũng sẽ kèm theo những cơn đau nhức dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường ngày.

1.4. Cấp độ 4 – Chết tủy

Như đã đề cập đến ở trên, cấp độ 4 cũng là cấp độ nghiêm trọng nhất trong các giai đoạn sâu răng. Bởi khi viêm tủy răng không được điều trị sẽ hình thành nên ổ vi khuẩn ở vị trí chân răng, thậm chí có thể lây lan rộng sang các tổ chức quanh răng như ở mô nướu, xương ổ răng và gây tổn thương nghiêm trọng. Khi đó, sâu răng không chỉ làm chết tủy mà còn có thể dẫn đến rất nhiều nguy cơ khác như sưng mặt, tiêu xương hay nguy cơ bị mất răng hàng loạt.

Răng sâu độ 4 là như thế nào?

Răng sâu độ 4 là như thế nào?

2. Biểu hiện răng sâu độ 4 là như thế nào?

Với răng sâu độ 4, bạn có thể dễ dàng nhận biết thông qua những biểu hiện như:

– Thân răng xuất hiện lỗ sâu màu đen lớn, tủy răng đã bị tổn thương nặng nề, phần thịt bên trong tủy răng bị trồi lên, khi ăn nhai hoặc khi va chạm khẽ sẽ gây đau nhức và khó chịu

– Thân răng bị gãy, vỡ, răng lung lay, thậm chí có trường hợp chỉ còn lại chân răng

– Đau răng thành từng cơn và có khi kéo dài, đặc biệt là cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt thường nhật của bạn

– Một số triệu chứng khác như là đau đầu, sốt cao, chảy máu chân răng, viêm nướu, viêm nha chu… đi kèm với sâu răng cấp độ 4

Nhìn chung, khi sâu răng đã diễn biến đến mức độ nghiêm trọng, bạn cần đến nha khoa để bác sĩ có thể xử lý kịp thời.

3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng

Các giai đoạn sâu răng dù là nặng hay nhẹ đều xuất phát từ các nguyên nhân vi khuẩn ăn mòn cấu trúc của răng. Bên cạnh đó, các thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt hay vệ sinh răng miệng chưa kỹ cũng sẽ làm tăng khả năng phát triển của vi khuẩn, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý sâu răng.

Ngoài ra, trong một số loại thức ăn chứa nhiều đồ ngọt như là bánh kẹo, sữa, socola… có chứa nhiều thành phần ngoại sinh, đây cũng chính là loại đường có khả năng gây sâu răng cao. Sau khi ăn các thực phẩm nhiều đường sẽ khiến cho mảng bám hình thành ở vị trí kẽ răng và chân răng, nếu như không được vệ sinh sạch sẽ hoàn toàn thì sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và dẫn đến tình trạng răng bị phá hủy.

Các giai đoạn sâu răng dù là nặng hay nhẹ đều xuất phát từ các nguyên nhân vi khuẩn ăn mòn cấu trúc của răng.

Các giai đoạn sâu răng dù là nặng hay nhẹ đều xuất phát từ các nguyên nhân vi khuẩn ăn mòn cấu trúc của răng.

4. Cách điều trị răng sâu cấp độ 4

Với răng sâu cấp độ 4, khi tủy và phần quanh chân răng bị tổn thương gây viêm nha chu sẽ rất dễ đến nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Lúc này, bạn bắt buộc phải can thiệp các biện pháp nha khoa với công nghệ tiên tiến để có thể điều trị răng sâu hiệu quả. Ngoài ra, khi vi khuẩn gây sâu răng đã tấn công vào tủy, chắc chắn việc trám răng sẽ không còn tác dụng nữa. Do đó, nha sĩ sẽ cần tiến hành điều trị bằng cách lấy tủy, phần tủy răng bị hỏng cần phải được lấy triệt để nếu không sẽ tái phát tình trạng sâu răng, viêm tủy răng. Sau khi chữa tủy, bạn nên trám răng hoặc bọc răng sứ để phục hình thân răng, đảm bảo khả năng lâu dài về sâu.

Tuy nhiên, nếu như răng sâu đã ở giai đoạn quá nặng, khó có thể điều trị bằng phương pháp trám răng hoặc lấy tủy răng thì lúc này bác sĩ bắt buộc phải tiến hành nhổ răng sâu để ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng ra các răng khác. Ngay sau khi nhổ răng, bạn cần trồng răng giả để duy trì chức năng ăn nhai cũng như phòng ngừa biến chứng do việc mất răng gây ra.

5. Biện pháp ngăn ngừa các mức độ sâu răng

Để ngăn ngừa những tác hại do sâu răng gây ra, bạn cần có một chế độ ăn uống khoa học cũng như biện pháp vệ sinh răng miệng đúng cách để hàm răng luôn được chắc khỏe.

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng giúp bạn ngăn ngừa tình trạng sâu răng hiệu quả:

– Vệ sinh răng miệng đúng cách

Tốt hơn hết, bạn nên chải răng ít nhất 2 lần/ngày khi mới thức dậy và trước khi đi ngủ. Nên sử dụng bàn chải có lông mềm, cầm bài chải nghiêng 1 góc 45 độ so với bề mặt răng, đầu lông bàn chải hướng về phía lợi.

Sau khi chải răng, bạn có thể dùng dụng cụ làm sạch chuyên dụng, chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch kẽ răng.

– Chế độ ăn uống khoa học

Để có chế độ chăm sóc răng miệng tốt, bạn không nên sử dụng thực phẩm quá cay, nóng hay lạnh, cùng với đó nên hạn chế tinh bột. Ngoài ra thì bạn nên tăng khẩu phần rau xanh trong thực đơn dinh dưỡng,

Đồ ăn vặt cũng là một trong những nguyên nhân gây sâu răng, đặc biệt là những loại thực phẩm chứa nhiều đường hoặc đồ uống có gas. Do đó, bạn cần hạn chế sử dụng đồ ăn kể trên hoặc có thể sử dụng thêm nước súc miệng để làm sạch các mảng bám trên răng, loại bỏ nguy cơ gây sâu răng.

– Đi khám răng theo định kỳ

Ở giai đoạn đầu của sâu răng là thời điểm vàng để xử lý vùng răng bị tổn thương. Tuy nhiên, ở thời điểm này sẽ rất khó để phát hiện chỗ sâu răng. Do đó, bạn cần đi kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện tình trạng sâu răng nhằm điều trị hiệu quả cũng như tiết kiệm tối đa chi phí.

Tốt hơn hết bạn nên thăm khám răng miệng định kỳ để ngăn ngừa nguy cơ sâu răng dẫn đến biến chứng nguy hiểm

Tốt hơn hết bạn nên thăm khám răng miệng định kỳ để ngăn ngừa nguy cơ sâu răng dẫn đến biến chứng nguy hiểm

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về răng sâu độ 4 là như thế nào cũng như cách điều trị hiệu quả. Bạn nên thăm khám để được điều trị kịp thời, đừng chủ quan để bệnh lý sâu răng trở nặng gây nguy hại cho sức khỏe răng miệng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital