Giải đáp cắt trĩ ngoại có đau không?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Cắt trĩ ngoại là một phẫu thuật phổ biến đối với những người bị trĩ cấp độ nặng. Nhiều người vẫn còn chần chừ vì sợ mổ, sợ đau khi có chỉ định cắt trĩ. Vậy cắt trĩ ngoại có đau không, vì sao cần cắt trĩ, cùng tìm hiểu ngay.

1. Vì sao cần cắt trĩ ngoại

Không phải trường hợp bệnh trĩ nào cũng cần thực hiện phẫu thuật cắt trĩ. Tùy thuộc vào giai đoạn và tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Người bệnh cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán tình trạng trĩ một cách chính xác. Từ đó, có phương án xử trí búi trĩ phù hợp nhất. Thông thường, cắt trĩ ngoại hay không thường phân loại dựa theo cấp độ của bệnh.

– Bệnh trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại giai đoạn nhẹ, búi trĩ có thể co lên được thì có thể uống thuốc điều trị kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi điều độ.

– Trĩ ngoại cấp độ nặng, búi trĩ to, sa xuống không thể tự co lên. Trĩ có huyết khối có thể gây tắc nghẽn, hoại tử búi trĩ thì cần phải sắp xếp phẫu thuật ngay. Nếu không kịp thời cắt bỏ búi trĩ, những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như:

– Tắc mạch: Vùng da hậu môn sẽ bị căng phồng lên, có màu tím, cứng cứng và rất đau. Nguyên nhân gây ra là hiện tượng tắc mạch. Khi bị tắc mạch cấp tính, triệu chứng rõ rệt nhất là đau đớn đến nỗi không thể ngồi được. Người bệnh luôn cảm thấy đau nhói, cồm cộm, khó chịu, phiền toái nếu bị tắc mạch lâu ngày.

– Nhiễm khuẩn: Tổn thương trĩ rất dễ gây nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm trong ống hậu môn gây cảm giác ngứa ngáy, nóng rát cho người bệnh, khi thăm khám thấy đau, soi thấy phù nề, sưng, có thể loét trong hậu môn.

– Sa nghẹt: Trĩ ngoại giai đoạn nặng thường bị sa mà không thể tự co, gây nghẹt 1 phần hoặc toàn phần ở vùng hậu môn. Hiện tượng sa nghẹt khiến bệnh nhân rất đau đớn. Người bệnh cũng dễ bị lở loét, viêm nhiễm, hoại tử búi trĩ, thậm chí chức năng vùng hậu môn cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Cắt trĩ ngoại có đau không tùy phương pháp

Cắt trĩ ngoại là cần thiết khi búi trĩ sa ra ngoài, có nguy cơ gây biến chứng

2. Cắt trĩ ngoại có đau không?

Cắt trĩ ngoại có đau hay không còn phụ thuộc vào phương pháp cắt trĩ được áp dụng. Hiện nay, 2 phương pháp phổ biến được áp dụng là cắt trĩ Milimorn Morgan và cắt trĩ Longo.

2.1. Cắt trĩ bằng phương pháp Milimorn Morgan

Phương pháp cắt trĩ Milimorn Morgan là phương pháp phẫu thuật truyền thống. Bệnh nhân được cắt riêng từng búi trĩ nhưng được giữ nguyên mảnh da và khâu lại. Vì tác động trực tiếp vào búi trĩ nên phương pháp này gây đau trong và sau quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên phương pháp này được thực hiện khá nhanh và đơn giản.

2.2. Cắt trĩ bằng phương pháp Longo

Cắt trĩ Longo được cho là giải pháp hiện đại và được ứng dụng rộng rãi thời gian gần đây. Thay vì tác động trực tiếp vào búi trĩ, bác sĩ sẽ dùng máy khâu vòng để cắt 1 khoanh dài ở trên đường lược nhằm mục đích cắt nguồn cung cấp máu đến các búi trĩ. Từ đó búi trĩ sẽ teo nhỏ lại. Đồng thời, bác sĩ cũng khâu treo niêm mạc hậu môn để định hình hậu môn. Vì tác động đến vùng vô cảm ở hậu môn, phương pháp này ít gây đau hơn hẳn. Bệnh nhân hồi phục nhanh sau mổ, tỉ lệ tái phát khá thấp.

Cắt trĩ ngoại có đau không bạn cần biết

Cắt trĩ bằng phương pháp Longo ít đau, nhanh chóng và hồi phục rất nhanh

3. Làm thế nào để bớt đau sau cắt trĩ ngoại

Để cắt trĩ ngoại bớt đau thì việc chú ý chăm sóc sau mổ là vô cùng quan trọng. Một số mẹo nhỏ để người bệnh đỡ đau và nhanh chóng hồi phục sau phẫu thuật cắt trĩ đó là:

– Vệ sinh đúng cách sau cắt trĩ: Người bệnh cần đi vệ sinh ngay khi có dấu hiệu muốn đi. Không nhịn đại tiện vì có thể gây tồn đọng chất bẩn và không bài tiết hết phân ra ngoài. Người bệnh không nên ngồi lâu, lau chùi vùng hậu môn bằng khăn mềm, nước ấm không gây kích ứng.

– Chế độ dinh dưỡng: Sau khi xuất viện về nhà, người bệnh cần ăn thức ăn lỏng, các thực phẩm dễ tiêu, không quên uống thật nhiều nước. Nên tránh xa những thực phẩm khó tiêu, chất kích thích như rượu bia…

– Chế độ sinh hoạt: Sau khi trở về từ bệnh viện, bệnh nhân tránh vận động mạnh và tác động vào vùng hậu môn. Nên nghỉ ngơi thật nhiều và chỉ nên đi lại nhẹ nhàng khi vết thương đã kết vảy. Sau khi lành hẳn, người bệnh cần vận động điều độ bằng các bài tập như đi bộ, không ngồi xổm hay đứng quá lâu.

– Kiêng quan hệ tình dục: Trong vòng 1 tháng sau khi xuất viện, bệnh nhân cắt trĩ nên kiêng các hoạt động sinh hoạt vợ chồng. Vì bất cứ tác động nào dù nhẹ hay nặng đến vùng hậu môn đều khiến vết thương bị nứt ra và khó lành hơn. Hãy để vùng hậu môn hồi phục hoàn toàn trước khi quan hệ tình dục trở lại.

Cắt trĩ ngoại có đau không cần chăm sóc

Sau khi cắt trĩ ngoại bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc hợp lý, bổ sung nhiều rau củ quả tươi

– Tránh căng thẳng, lo âu: Người bệnh cần chú trọng nghỉ ngơi ăn uống mà không nên quá lo lắng về vết mổ. Luôn giữ tâm trạng tích cực, tuân thủ các quy định về chăm sóc sau mổ từ bác sĩ sẽ giúp người bệnh sớm khỏe lại.

– Liên hệ y tế kịp thời: Trong thời gian ở nhà, nếu vết thương có chảy máu kéo dài hay bất thường thì cần liên hệ ngay bác sĩ chủ trị. Không tự ý xử lý tại nhà.

Cắt trĩ ngoại có đau không phụ thuộc nhiều vào phương pháp cắt trĩ và chăm sóc sau mổ. Người bệnh nên thăm khám tại bệnh viện uy tín để được tư vấn phương án cắt trĩ an toàn và hiệu quả nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital