Giải đáp: Bị bệnh quai bị có ảnh hưởng gì không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Bị bệnh quai bị có ảnh hưởng gì không – Đây là vấn đề về quai bị nhiều phụ huynh vô cùng quan tâm. Có thể khẳng định chắc chắn 100%: Bệnh quai bị có ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến sức khỏe trẻ nhỏ, nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc tích cực. Vậy, những ảnh hưởng này là gì và làm thế nào để phát hiện kịp thời và chăm sóc tích cực trẻ mắc quai bị? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết sau, bố mẹ nhé!

1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ bệnh quai bị

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính có nguyên nhân phát sinh được xác định là virus Mumps, thuộc chi Rubulavirus, họ Paramyxoviridae. Không loại trừ một đối tượng nào, bệnh được ghi nhận ở cả người trưởng thành và trẻ nhỏ, cả nữ giới và nam giới. Tuy nhiên, theo thống kê và đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), quai bị xuất hiện nhiều hơn cả ở một số đối tượng nhất định. Đó là những đối tượng có 1 hoặc cả 2 yếu tố sau: Thứ nhất, là nam giới. Thứ hai, từ 2 tuổi trở lên. Như vậy, có thể kết luận, quai bị có 2 yếu tố nguy cơ là giới tính và tuổi tác.

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính có nguyên nhân phát sinh được xác định là virus Mumps, thuộc chi Rubulavirus, họ Paramyxoviridae

Virus Mumps, thuộc chi Rubulavirus, họ Paramyxoviridae là nguyên nhân phát sinh của quai bị

2. Khả năng và phương thức lây nhiễm bệnh quai bị

Khả năng lây nhiễm của quai bị thế nào? Cũng theo WHO, quai bị có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên toàn thế giới, nhưng tồn tại mạnh mẽ nhất ở các khu vực: Đông dân cư, chất lượng cuộc sống thấp đến tương đối thấp, khí hậu mát hoặc lạnh, như Việt Nam là một ví dụ điển hình. Quai bị ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở miền Bắc và Tây Nguyên, vào các mùa Thu – Đông, với tỷ lệ mắc là 10 – 40/100.000 cư dân. Với tỷ lệ này, nếu thuận lợi lây lan, quai bị có thể bùng phát thành các cụm dịch vừa và nhỏ.

Về phương thức lây nhiễm, giống nhiều bệnh truyền nhiễm cấp tính khác, quai bị có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp, từ trẻ bệnh sang trẻ không bệnh, thông qua dịch tiết đường hô hấp (dịch tiết mũi họng). Theo đó, một số phương thức lây nhiễm trực tiếp và gián tiếp quai bị chúng ta có thể kể đến là:

– Trực tiếp: Trẻ không bệnh hít phải dịch tiết mũi họng do trẻ bệnh ho/hắt hơi ra không khí. Trẻ không bệnh tiếp xúc thân mật như ôm/hôn trẻ bệnh. Trẻ không bệnh sử dụng dụng cụ ăn uống trẻ bệnh.

– Gián tiếp: Trẻ không bệnh vô tình sờ/chạm tay lên mắt/mũi/miệng sau khi cầm/nắm đồ đạc dính dịch tiết mũi họng trẻ bệnh.

3. Bị bệnh quai bị có ảnh hưởng gì không – Giải đáp chi tiết

Như đã khẳng định phía trên, nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc tích cực, bệnh quai bị có ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến sức khỏe trẻ nhỏ. Cụ thể, khi ấy, bệnh có thể biến chứng đến một hoặc nhiều biến chứng sau:

– Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn (biến chứng ở nam giới): Khi bị biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, tinh hoàn và mào tinh hoàn của trẻ sẽ sưng và phù nề trong khoảng 3 – 7 ngày. Có khoảng 20 – 35% nam giới sau tuổi dậy thì mắc quai bị bị biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn. Trong đó, có đến 50% người biến chứng phải vĩnh viễn sống chung với di chứng teo tinh hoàn, giảm tỷ lệ sinh tinh và vô sinh.

Viêm buồng trứng (biến chứng ở nữ giới): Khoảng 7% nữ giới sau dậy thì mắc quai bị bị biến chứng này.

Viêm tụy, viêm phổi, viêm thanh phế quản, nhồi máu phổi, viêm cơ tim, viêm não, xuất huyết giảm tiểu cầu,… (biến chứng ở trẻ nói chung).

Bị bệnh quai bị có ảnh hưởng gì không

Quai bị có thể tiến triển đến viêm não

Tỷ lệ trẻ tử vong vì quai bị không vượt quá 1/100.000. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ quai bị biến chứng thì cao hơn nhiều. Con số này sẽ càng cao nếu trẻ càng nhiều tuổi.

4. Phát hiện kịp thời và chăm sóc tích cực bệnh quai bị

4.1. Triệu chứng bệnh quai bị

Về cơ bản, 75% trẻ mắc quai bị sẽ có những biểu hiện sau, bố mẹ có thể sử dụng chúng để dự đoán sự tồn tại của quai bị ở trẻ:

– Dấu hiệu nhận biết không đặc trưng, xuất hiện sau nhiễm virus Mumps 1 – 2 tuần: Sốt, đau đầu, đau họng, đau hàm, đau cơ-xương-khớp, buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi.

– Dấu hiệu nhận biết đặc trưng, xuất hiện sau những dấu hiệu không đặc trưng 1 – 3 ngày: Sưng tuyến nước bọt mang tai, ở một bên hoặc hai bên đồng thời/không đồng thời. Sự sưng tuyến nước bọt mang tai làm cả mang tai lẫn má, dưới hàm và thậm chí là ngực trẻ sưng, khiến tai trẻ bị đẩy lên và ra ngoài, khiến xương ức trẻ phù nề. Những vùng sưng này, dù là ở đâu thì cũng đau đớn nhưng không nóng, không xung huyết. Ngoài sưng tuyến nước bọt mang tai, trẻ cũng có thể sưng bìu và đau tinh hoàn.

Tuy nhiên, 25% trẻ mắc quai bị không có biểu hiện rõ ràng và vô tình trở thành nguồn lây nhiễm bệnh.

4.2. Điều trị bệnh quai bị

Hiện tại, bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu; điều đó đồng nghĩa với việc, điều trị quai bị chỉ đơn giản là điều trị hỗ trợ hay điều trị triệu chứng – hạn chế biến chứng. Theo đó, trẻ mắc quai bị chỉ có thể sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng là hạ sốt, giảm đau,…. Mặc dù đây đều là những thuốc phổ biến, dùng chúng vẫn cần phải có hướng dẫn sử dụng của chuyên gia. Chính vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu quai bị, bố mẹ nhất định phải cho trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay.

Cho trẻ thăm khám với chuyên gia khi nghi ngờ trẻ mắc quai bị

Khi nghi ngờ trẻ mắc quai bị, cho trẻ thăm khám với chuyên gia

Trường hợp trẻ nam có biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, trẻ nữ có biến chứng viêm buồng trứng, trẻ cả 2 giới có các biến chứng khác, chuyên gia sẽ chỉ định trẻ điều trị nội trú.

Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi bị quai bị có ảnh hưởng gì không và nhiều thông tin hữu ích khác về bệnh quai bị. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, liên hệ Thu Cúc TCI ngay, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital