GIẢI ĐÁP: Bé bị táo bón phải làm sao?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Bé bị táo bón phải làm sao, cần áp dụng những phương pháp nào để khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ, lời giải đáp về những thắc mắc thường gặp của các bậc phụ huynh sẽ được bật mí ngay ở bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé!

1. Các dấu hiệu khi trẻ bị táo bón

Táo bón có thể hiểu là tình trạng nhu động ruột không xảy ra thường xuyên hoặc gặp khó khăn trong việc đi đại tiện. Ở trẻ em, táo bón dễ nhận biết thông qua biểu hiện giảm số lần đi đại tiện bình thường, đi đại tiện khó và gây đau, rát do phân rắn hoặc quá to. Trẻ ở độ tuổi khác nhau sẽ có số lần đại tiện hàng ngày khác nhau, cụ thể:

– Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi thường đi đại tiện khoảng từ 2 đến 3 lần/ngày. Không chỉ đi ngoài ít hơn, trẻ bị táo bón phân cũng cứng và sẫm màu hơn, ở một số trường hợp, phân có lẫn vệt máu bên ngoài là biểu hiện của tình trạng rách hậu môn.

– Trẻ lớn hơn chỉ đi đại tiện 1 lần/ngày, tuy nhiên nếu như trẻ đi đại tiện từ 2 đến 3 lần/ngày nhưng khó đi, phân rắn và ít thì vẫn gọi là táo bón.

Triệu chứng điển hình nhất của táo bón là trẻ giảm số lần đi đại tiện, đi đại tiện gặp nhiều khó khăn do phân rắn, to...

Triệu chứng điển hình nhất của táo bón là trẻ giảm số lần đi đại tiện, đi đại tiện gặp nhiều khó khăn do phân rắn, to…

Bên cạnh đó, trẻ bị táo bón còn xuất hiện một số biểu hiện như:

– Khó đi vệ sinh, đau rát khi đi vệ sinh

Việc phân trở nên cứng khiến trẻ mỗi lần đi đại tiện cần phải rặn thật mạnh, lúc này hậu môn của trẻ cũng dễ bị rách, chảy máu. Nguy hiểm hơn, trẻ càng đau sẽ càng có tâm lý sợ hãi việc đi vệ sinh, khi trẻ nhịn lâu sẽ khiến cho tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.

– Trẻ són phân không kiểm soát

Khi bị táo bón, dịch ruột sẽ ứ lại quanh khối phân cứng và gây tình trạng tắc nghẽn. Trong trường hợp dịch ứ nhiều gây triệu chứng són phân lỏng, khiến cho tình trạng táo bón ở trẻ càng nặng hơn.

– Đầy hơi, chướng bụng

Khi thức ăn nạp vào cơ thể, nếu qua quá trình tiêu hóa không được đào thải ra ngoài sẽ khiến cho trẻ dễ bị đầy hơi, chướng bụng. Phụ huynh có thể nhận biết dấu hiệu này khi đặt tay lên bụng của trẻ sẽ thấy bụng hơi căng hoặc khi trẻ xì hơi có mùi rất nặng. Tuy nhiên, bởi các triệu chứng trên thường dễ nhầm lẫn với các triệu chứng thông thường nên để có kết luận chính xác trẻ bị táo bón hay không, phụ huynh cần kết hợp theo dõi thêm một số biểu hiện khác như: Tính chất phân, tần suất đi đại tiện…

– Trẻ nhác ăn, quấy khóc liên tục

Quấy khóc hay biếng ăn đều được xem là những dấu hiệu táo bón phổ biến, đặc biệt là với trẻ sơ sinh. Do lượng thức ăn nạp vào cơ thể không được đào thải khiến cho bé khó chịu, gây mệt mỏi khiến cho bé mất cảm giác ngon miệng, ngủ không sâu giấc, thường hay quấy khóc vô cớ. Nếu tình trạng này kéo dài thì phụ huynh cần đưa trẻ đi thăm khám ngay bởi nếu không được xử lý kịp thời sẽ khiến trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, chậm phát triển…

2. Các nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Để việc điều trị táo bón cho trẻ đạt được kết quả tốt nhất, trước tiên, phụ huynh cần xác định được nguyên nhân vì sao trẻ bị táo bón. Theo các chuyên gia, táo bón có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như:

– Trẻ bị thiếu nước và chất xơ

Thói quen ít uống nước, ăn nhiều chất đạm được xem là “thủ phạm” hàng đầu gây táo bón. Bởi nếu duy trì thói quen này, khi cơ thể không được nạp đủ chất xơ cần thiết hoặc bị thiếu nước thì sẽ làm cho phân cứng, gây khó khăn trong việc đi đại tiện gây nên tình trạng táo bón.

Thiếu chất xơ là nguyên nhân hàng đầu gây táo bón

Thiếu chất xơ là nguyên nhân hàng đầu gây táo bón

– Trẻ uống nhiều sữa công thức

Thành phần protein ở trong sữa công thức có thể là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ. Trong trường hợp này, trẻ bị táo bón thường có phân xanh và cứng.

– Sử dụng một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt…

Một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt, giảm ho…có thể gây ra tác dụng phụ làm cho phân trở nên khô rắn, khó di chuyển và gây ra táo bón.

– Trẻ mắc một số loại bệnh lý

Những loại bệnh lý liên quan đến trực tràng, hệ thần kinh, bệnh thiếu máu… sẽ khiến cho trương lực ruột bị giảm và thiếu sự phối hợp trong vận động ruột dẫn đến tình trạng táo bón.

3. Bé bị táo bón phải làm sao?

Đa số các trường hợp bị táo bón có thể điều trị tại nhà nếu áp dụng biện pháp đúng cách. Dưới đây là một số giải pháp được các chuyên gia khuyến khích nhằm đẩy lùi tình trạng táo bón ở trẻ:

– Bổ sung chất xơ vào khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày của trẻ

Đối với những trẻ đang bú mẹ, trước hết phụ huynh cần đánh giá xem trẻ đã được cung cấp đủ lượng sữa hay chưa. Nếu như ở trẻ có dấu hiệu bú không đủ sữa mẹ thì mẹ nên xem xét lại khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày. Cụ thể, mẹ nên hạn chế đồ ăn cay, nóng hoặc các chất kích thích. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý tăng cường bổ sung chất xơ ở trong rau, củ, quả.

Với thắc mắc bé bị táo bón phải làm sao, một trong những biện pháp đầu tiên phụ huynh cần thực hiện đó là bổ sung chất xơ cho con

Với thắc mắc bé bị táo bón phải làm sao, một trong những biện pháp đầu tiên phụ huynh cần thực hiện đó là bổ sung chất xơ cho con

Đối với trẻ lớn hơn, phụ huynh cần điều chỉnh chế độ ăn của trẻ, bổ sung chất xơ cho trẻ qua một số loại hoa quả chín và rau xanh như: Cam, quýt, bưởi, chuối…

– Bổ sung lợi khuẩn

Lợi khuẩn có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ em rất hiệu quả. Nếu bé bị táo bón do nguyên nhân mất sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột, lúc này phụ huynh có thể bổ sung lợi khuẩn cho bé từ những thực phẩm như: Sữa chua, men vi sinh, các loại kẹo dẻo lợi khuẩn…

– Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ

Việc hình thành thói quen đi đại tiện đúng giờ là vô cùng cần thiết đối với trẻ. Việc đi đại tiện đúng giờ, ngồi đúng bô và tập trung khi đi đại tiện sẽ giúp bé hình thành những phản xạ có điều kiện. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể đặt một chiếc ghế đầu nhỏ dưới chân con bởi tư thế này sẽ hỗ trợ việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn.

– Mát xa bụng cho trẻ

Việc mát xa bụng cho trẻ sẽ khiến cho bé dễ đi đại tiện hơn, phụ huynh có thể tham khảo quy trình mát xa như sau:

Bước 1: Chà xát hai bàn tay vào nhau để làm ấm tay, sau đó sử dụng loại dầu mát xa chứa các thành phần an toàn cho trẻ em để thực hiện mát xa.

Bước 2: Để cho trẻ nằm ngửa, sử dụng đầu ngón tay, từ từ ấn nhẹ lên bụng của trẻ tạo thành hình chữ U ngược. Bắt đầu mát xa theo chiều từ phía dưới bên trái lên trên, kéo ngang qua rốn, sau đó tiếp tục di chuyển xuống phía dưới.

Bước 3: Tiếp tục lặp lại các thao tác như bước 2 trong khoảng từ 10 đến 15 lần.

– Sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm mềm phân

Một số loại thuốc làm mềm phân có tác dụng làm cho trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên, phụ huynh lưu ý khi sử dụng cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ.

Những biện pháp trị táo bón ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và dùng để hỗ trợ điều trị cho trẻ bị táo bón ở mức độ nhẹ. Tốt hơn hết, trẻ cần được thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để có phương hướng điều trị phù hợp.

Khoa Nhi của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ khám Nhi được rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn

Khoa Nhi của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ khám Nhi được rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn

Hi vọng rằng với những thông tin trên, phụ huynh đã được giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề bé bị táo bón phải làm sao. Nếu như phụ huynh đang muốn tìm kiếm địa chỉ thăm khám Nhi để chăm sóc sức khỏe con yêu, khoa Nhi của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong những lựa chọn uy tín. Tại đây, bé sẽ được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ đầu ngành, chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Ngoài ra, bệnh viện luôn chú trọng đầu tư vào trang thiết bị, vật chất nhằm phục vụ tối đa cho nhu cầu khám, chữa bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital