Định lượng CA 19-9

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Định lượng CA 19-9 thường được tìm thấy trong máu của người mắc ung thư tuyến tụy. Đây được coi là một chất chỉ điểm ung thư tuyến tụy, giúp chẩn đoán sớm, theo dõi tái phát và tiên lượng bệnh hiệu quả.

1. Định lượng CA 19-9 là gì?

Đây là kháng nguyên có ở tế bào tuyến của các tạng như dạ dày, ruột, vú, phổi… đặc biệt ở tuyến tụy. Nếu CA 19-9 tăng cao có thể bạn đã mắc bệnh ung thư tuyến tụy.
Tuy nhiên trong một số bệnh lý không phải ung thư nhưng nồng độ CA 19-9 cũng tăng như viêm dạ dày ruột, bệnh phổi mạn tính, bệnh viêm gan mạn tính, viêm tuyến vú mạn tính, viêm tuỵ mạn tính….

Định lượng CA 19-9 thường được tìm thấy trong máu của người mắc ung thư tuyến tụy.

Định lượng CA 19-9 thường được tìm thấy trong máu của người mắc ung thư tuyến tụy.

Ở người khỏe mạnh, định lượng CA 19-9 là 0 – 22 U/ml. CA 19-9 được sử dụng như một dấu ấn ung thư nhằm:

  • Chẩn đoán phân biệt giữa ung thư tụy và các bệnh lành tính khác, chẳng hạn viêm tụy.
  • Chẩn đoán, theo dõi diễn biến của bệnh, hiệu quả điều trị và phát hiện tái phát ở bệnh nhân ung thư tụy.
  • Chẩn đoán và theo dõi một số ung thư khác như ung thư đường mật, đại trực tràng và buồng trứng.

2. Khi nào cần kiểm tra định lượng CA 19-9?

Xét nghiệm CA 19-9 được chỉ định thực hiện trong các trường hợp như:

  • Nghi ngờ mắc ung thư tuyến tụy hoặc có những triệu chứng liên quan đến bệnh như đau bụng, buồn nôn, sụt cần, vàng da.
  • Nghi ngờ mắc ung thư gan hoặc tắc nghẽn ống dẫn mật. Định lượng CA19-9 có thể tăng cao ở những đối tượng này và được hạ xuống khi tình trạng bệnh cải thiện. Tốt nhất sau 1 – 2 tuần sau khi ống mật giảm tắc nghẽn thì nên tiến hành kiểm tra lại định lượng CA 19-9.
Nếu nghi ngờ mắc ung thư tuyến tụy, ung thư gan hoặc tắc nghẽn ống dẫn mật thì nên làm xét nghiệm tìm CA 19-9

Nếu nghi ngờ mắc ung thư tuyến tụy, ung thư gan hoặc tắc nghẽn ống dẫn mật thì nên làm xét nghiệm tìm CA 19-9

3. Kết quả định lượng CA 19-9 có ý nghĩa gì?

CA 19-9 là dấu ấn ung thư có độ nhạy 79 – 81% và độ đặc hiệu 82 – 90% để chẩn đoán ung thư tụy ở những bệnh nhân có triệu chứng.
Độ nhạy lâm sàng của CA 19-9 trong ung thư biểu mô tế bào gan là 22 – 49%
Độ nhạy của CA 19-9 với ngưỡng >100 U/mL trong chẩn đoán ung thư đường mật là 53%.
Độ nhạy lâm sàng của CA 19-9 trong ung thư dạ dày là 26 – 60%, phụ thuộc vào giai đoạn ung thư.
Trong ung thư đại trực tràng, độ nhạy lâm sàng của CA 19-9 là 18 – 58%.

Người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện có khoa Ung bướu để được thăm khám, chỉ định làm xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán sớm bệnh

Người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện có khoa Ung bướu để được thăm khám, chỉ định làm xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán sớm bệnh

Độ nhạy lâm sàng của CA 19-9 trong chẩn đoán một số ung thư khác nói chung cũng thấp. Ví dụ như ung thư phổi độ nhạy lâm sàng là 7 – 42%; đối với ung thư vú là 10%; ung thư buồng trứng là 15-  38%; đối với ung thư tử cung là 13%.
Để chẩn đoán các bệnh ung thư, ngoài căn cứ vào các chỉ số CA 19-9 thì người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết (tùy vào mỗi loại bệnh ung thư cụ thể).
Khoa Ung bướu – bệnh viện Thu Cúc không ngừng đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, hệ thống phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 2… cùng với các bác sĩ chuyên khoa ung bướu giỏi sẽ giúp chẩn đoán sớm bệnh. Các mẫu bệnh phẩm khi được gửi tới phòng xét nghiệm sẽ được xử lý nhanh chóng, cho kết quả chính xác nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital