Điều trị viêm họng mạn tính hiệu quả ở Bệnh Viện Thu Cúc

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Viêm họng mạn tính là tình trạng quá phát của niêm mạc, tổ chức lympho hoặc các tuyến nhầy ở vùng họng. Viêm họng mạn tính gặp chủ yếu ở người trưởng thành, tuy nhiên trẻ em lớn cũng có thể mắc phải. Để điều trị viêm họng mạn tính hiệu quả cần dựa vào các nguyên nhân gây bệnh và thể bệnh cụ thể.

1. Nguyên nhân gây viêm họng mạn tính

Viêm họng mạn tính là tình trạng nhiễm khuẩn tái đi tái lại nhiều lần của vùng mũi họng: như viêm mũi mạn tính, viêm xoang. Dịch nhầy xuất tiết luôn chảy xuống họng và là nguyên nhân thường xuyên gây nhiễm khuẩn họng dẫn đến làm quá phát tổ chức lympho ở thành họng.
Viêm amidan mạn tính và nhiễm trùng răng lợi cũng là nguyên nhân gây viêm họng mạn tính.

Viêm họng mạn tính là tình trạng nhiễm khuẩn tái đi tái lại nhiều lần của vùng mũi họng: như viêm mũi mạn tính, viêm xoang

Viêm họng mạn tính là tình trạng nhiễm khuẩn tái đi tái lại nhiều lần của vùng mũi họng: như viêm mũi mạn tính, viêm xoang

Do thở bằng miệng: Không khí thở trực tiếp vào miệng không qua mũi sẽ không được lọc sạch bụi bẩn, đồng thời không được làm ấm, làm ẩm nên rất dễ làm nhiễm khuẩn họng. Nguyên nhân thở bằng miệng thường là: Tắc mũi, tắc ở vùng vòm họng, do vẩu răng, làm môi khép không kín, do thói quen thở bằng miệng.
Viêm họng mạn tính cũng hay gặp ở người nghiện hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, ăn thức ăn cay nóng, người có cơ địa dị ứng…
Do ô nhiễm môi trường: Khói thuốc lá, môi trường bẩn hoặc các chất kích thích của khói công nghiệp cũng gây viêm họng mạn tính.

2. Các thể bệnh viêm họng mạn tính

– Viêm họng mạn tính sung huyết đơn thuần: Niêm mạc họng đỏ, nổi nhiều tia mao mạch máu.
– Viêm họng mạn tính xuất tiết: Thành sau họng có tăng xuất tiết nhầy, trong, hơi dính vào niêm mạc, chảy từ vòm xuống hạ họng, tạm thời mất đi khi bệnh nhân nuốt. Niêm mạc họng cũng đỏ và nổi nhiều tia mao mạch máu.

Viêm họng mạn tính được chia thành 4 thể bệnh khác nhau với những biểu hiện riêng, ảnh hưởng tới sức khỏe

Viêm họng mạn tính được chia thành 4 thể bệnh khác nhau với những biểu hiện riêng, ảnh hưởng tới sức khỏe

– Viêm họng mạn tính quá phát: Niêm mạc họng đỏ và dày lên. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phát triển mạnh, quá phát thành từng đám to nhỏ không đều, màu hồng hoặc đỏ. Viêm họng mạn tính quá phát hay còn gọi là viêm họng hạt.
– Viêm họng teo: Niêm mạc họng teo dần, những tuyến nhầy dưới niêm mạc cũng teo đi làm cho niêm mạc họng từ đỏ thẫm biến thành màu hồng rồi nhợt nhạt, khô và đọng những vảy mỏng, vàng, khô bám vào từng chỗ. Niêm mạc họng trở thành mỏng, các trụ sau cũng teo biến đi làm cho họng trở nên rộng hơn. Viêm họng teo thường là viêm họng do nghề nghiệp hoặc ở người già hoặc ở những người trĩ mũi.
Bệnh viêm họng mạn tính nếu không điều trị tích cực và kiên trì sẽ rất khó khỏi.

3. Cách điều trị viêm họng mạn tính

Để điều trị viêm họng mạn tính cần dựa vào các nguyên nhân và thể bệnh mà người bệnh mắc phải.
Trước tiên cần điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây viêm họng như viêm mũi, viêm xoang, viêm A, viêm VA nếu có. Giảm bớt các kích thích như hút thuốc lá, uống rượu, đồ ăn cay. Nên đeo khẩu trang bảo hộ khi tiếp xúc với bụi và hóa chất. Tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng, giữ ấm vùng cổ, ngực. Thay đổi điều kiện khí hậu, môi trường sinh hoạt làm việc nếu có thể.

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị bệnh viêm họng mạn tính của bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để cải thiện sớm bệnh

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để cải thiện sớm bệnh

Người bệnh cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nên uống nước ấm, bổ sung thêm vitamin C, A, D.
Người bệnh cần nhỏ mũi, rửa mũi ngày 2 – 3 lần/ ngày.
Người bệnh viêm họng mạn tính cần đi khám bệnh định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ để chữa trị dứt điểm, không nên chủ quan và không nên tự mua thuốc để điều trị, bởi vì làm như vậy bệnh không những không khỏi mà còn khiến bệnh nặng thêm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital