Đẻ mổ mấy ngày được ăn cơm

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Sau khi mổ, các chị em cần nghỉ ngơi và có những chế độ dinh dưỡng nhất định để hồi phục sau mổ. Cơm là một trong những món ăn quen thuộc với người Việt Nam, tuy nhiên sau mổ các chị em cũng cần cân nhắc về việc bổ sung nguồn năng lượng từ thực phẩm này. Vậy đẻ mổ mấy ngày được ăn cơm là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm sau sinh mổ. Đẻ mổ mấy ngày được ăn cơm

Đẻ mổ mấy ngày được ăn cơm?

Đẻ mổ hiện nay được nhiều mẹ bầu lựa chọn do tính an toàn và sự nhanh gọn của nó, tránh việc mẹ bầu phải vật vã trong những cơn đau chuyển dạ. Tuy nhiên sinh mổ chị em mất nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hồi phục lại sức khỏe và lành lại vết thương sau mổ. Sản phụ cũng cần chú ý nhiều hơn về chế độ dinh dưỡng sau mổ hơn những người sinh thường.

6 tiếng sau khi mổ, mẹ không được ăn gì do dạ dày còn yếu

Theo các chuyên gia sản phụ khuyến cáo, phụ nữ sau khi mổ lấy thai không được phép ăn gì trong vòng 6 giờ sau đó. Vì lúc này, dưới tác động của thuốc gây tê trong suốt quá trình phẫu thuật, nhu động ruột của bạn đang ở mức rất thấp, đường ruột ứ ra nhiều khí, dạ dày hoạt động yếu. Thức ăn nếu được đưa vào sẽ rất khó tiêu hóa, gây ra tình trạng đầy hơi, táo bón, khiến cơ thể sản phụ càng mệt mỏi và lâu hồi phục.

Đẻ mổ mấy ngày được ăn cơm?

Trong ngày đầu sinh mổ, các mẹ chỉ nên uống nước lọc, nước đường, hay ăn cháo loãng cho tới khi xì hơi (trung tiện) mới bắt đầu ăn đặc, và nên ăn những đồ mềm, lỏng.

Đẻ mổ mấy ngày được ăn cơm là câu hỏi băn khoăn của nhiều chị em khi sau một quá trình vượt cạn sinh con dạ dày cũng cảm thấy đói lắm rồi. Tuy nhiên như đã nói ở trên, mẹ chỉ được ăn cháo loãng và uống nước đường để điều hòa lại hệ tiêu hóa sau khi sinh nên cơm mẹ bầu cũng chưa được ăn.

Tuy nhiên, sau đó, các mẹ có thể ăn uống như bình thường, trong đó cơm cũng vậy. Các mẹ có thể ăn cơm nhưng chú ý là loại cơm dẻo hay mềm để tránh ảnh hưởng đến dạ dày hoặc gặp tình trạng khó tiêu.

Đẻ mổ mấy ngày được ăn cơm nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ sản phụ khoa

Theo các chuyên gia y tế cơm là thực phẩm giàu tinh bột và lành tính giúp tăng cường năng lượng hiệu quả vì trong cơm có chứa hàm lượng carbohydrate dồi dào. Chất Carbs được chuyển hóa để biến thành nhiên liệu cho cơ thể.

Ngoài ra, các loại vitamin và hợp chất flavonoid trong cơm giúp loại bỏ các gốc tự do gây ung thư vú, ung thư cổ tử cung – căn bệnh dễ xảy ra đối với các chị em sau sinh đẻ.

Tham khảo bài đọc sau: Thai máy bao nhiêu lần một ngày

Nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ cho vấn đề đẻ mổ mấy ngày được ăn cơm

Bên cạnh đó, cơm là thực phẩm bổ dưỡng không chứa chất béo gây hịa giúp kiểm soát lượng đường huyết và phòng chống bệnh Alzheimer – căn bệnh thường gặp ở các chị em trong độ tuổi sinh đẻ.

Vì vậy sau khi sinh mổ 1 vài ngày chị em có thể ăn cơm để bổ sung những dưỡng chất thiếu hụt trong quá trình sinh con. Tuy nhiên việc khi nào được ăn cơm và ăn lượng như thế nào thì hợp lý thì mẹ phải tham khảo lời khuyên của các bác sĩ để có được sự tư vấn chính xác nhất đối với từng trường hợp.

Đẻ mổ mấy ngày được ăn những thực phẩm khác

Đẻ mổ người phụ nữ cần tăng cường các loại thức ăn giàu đạm và canxi, đồng thời uống nhiều nước để có nhiều sữa cho con bú và tránh táo bón. Thông thường các mẹ bầu khi sinh sau thường mất thời gian nằm nghỉ ngơi, kiêng vận động. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa của chị em khiến nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng táo bón.

Sau khi mổ từ 3 -5 ngày chị em có thể ăn uống bình thường (loại trừ những thực phẩm gây ảnh hưởng tới vết mổ hoặc hệ tiêu hóa của con).

Sinh mổ cần bổ sung nhiều dinh dưỡng cần thiết

Tình trạng táo bón đầy hơi vẫn tồn tại sau mổ 3-5 ngày do ảnh hưởng của thuốc tê. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng như đạm đường, chất sắt, rau củ quả nấu chín.

Đặc biệt, các vitamin A, B, C (cam, quýt, bưởi cà rốt) có vai trò hạn chế sự viêm nhiễm; Vitamin K và các yếu tố vi lượng khác như canxi, kẽm, sắt, đồng (có trong trứng sữa) có vai trò tạo máu và làm lành vết mổ; Protein là nguyên liệu giúp mẹ bầu tạo ra các tế bào mới hình thành các lớp da non và làm liền vết mổ. Mỗi ngày nên cung cấp cho cơ thể khoảng 200 g thức ăn có chứa protein như thịt, cá, sữa, đậu…

Trên đây là thông tin về vấn đề đẻ mổ mấy ngày được ăn cơm. Nếu còn thắc mắc hay băn khoăn về vấn đề trên, bạn có thể liên hệ trực tiếp Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn một cách cụ thể hơn.

Tin liên quan

  • Đẻ mổ 2 tháng vẫn ra máu: tìm hiểu nguyên nhân
  • Muốn đẻ thường không bị rạch tầng sinh môn, mẹ bầu hãy lưu ý điều sau
  • Đẻ mổ 2 lần nên dùng biện pháp tránh thai nào

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital