Dấu hiệu và cách xử lý khi trẻ bị sốt mọc răng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Sốt mọc răng là một hiện tượng thường thấy khi trẻ đến độ tuổi mọc răng. Tuy nhiên làm sao để mẹ và gia đình có thể nhận thấy cũng như giúp bé giảm bớt tình trạng này. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của tôi nhé.

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt mọc răng là gì?

Trẻ sốt mọc răng có thể nhầm lẫn với hiện tượng sốt thông thường của trẻ. Vậy để bạn có thể chăm sóc bé một cách phù hợp nhất hãy căn cứ vào những dấu hiệu mọc răng, dấu hiệu sốt mọc răng dưới đây nhé. Chúng sẽ giúp bạn có thể sẽ nhận biết được thời điểm trẻ sẽ bắt đầu mọc răng và sốt do mọc răng như thế nào.

1.1 Dấu hiệu trẻ sơ sinh bắt đầu mọc răng

Trẻ nhỏ khi bắt đầu bước vào giai đoạn mọc răng thì bé sẽ có một số những dấu hiệu điển hình như sau để bạn dễ dàng nhận biết:

– Mẹ thường xuyên thấy bé bị chảy nước dãi nhiều hơn trước

– Hay cáu kỉnh

– Thường xuyên quấy khóc

– Bị ngứa lợi, ngứa răng

– Thích nhai những gì đang cầm

– Nướu bắt đầu sưng to và đỏ

– Bé bỏ bú

– Bé khó ngủ và hay khóc

– Xoa má, kéo tai

– Bé thường hay bỏ tay vào miệng và cắn

– Bé nếu như bắt đầu ăn dặm thì rất có thể sẽ chán ăn hay bỏ ăn

– Một số trẻ bị tiêu chảy (tướt mọc răng).

1.2 Dấu hiệu trẻ đang bị sốt mọc răng

Bên cạnh dấu hiệu được kể ở trên thì khi trẻ bị sốt mọc răng sẽ có một số dấu hiệu như sau:

– Bé bị chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

– Hay thấy bé hắt hơi hoặc ho nhiều

– Đôi khi dấu hiệu có thể thấy là bé nôn và tiêu chảy

– Nhiệt độ cơ thể tăng, sốt phát ban

Nướu của bé sẽ sưng và căng lên khi bé chuẩn bị mọc răng, chính vì vậy mà có thể khiến nhiệt độ cơ thể của bé cao hơn bình thường một chút, khiến bé khó chịu và không thoải mái sẽ quấy khóc bố mẹ. Tuy nhiên không phải trường hợp nào bé sốt cao và tiêu chảy cũng là sốt mọc răng. Đôi khi đó có thể là dấu hiệu bé đang bị một bệnh nào khác hoặc trong thời gian bé đang mọc răng, chẳng hạn như nhiễm trùng. Nguyên nhân đến từ việc trẻ thường có thói quen cho tay không được vệ sinh sạch vào miệng, thường xuyên ngậm và cắn những vật dụng khi chưa được khử trùng nên bị nhiễm khuẩn và sốt. Vì vậy, hãy đưa con đến bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu thay đổi bất thường, để được thăm khám và kiểm tra chính xác vấn đề của con yêu đang gặp phải.

Sốt mọc răng là một hiện tượng thường thấy khi trẻ đến độ tuổi mọc răng

Sốt là một hiện tượng thường thấy khi trẻ đến độ tuổi mọc răng

3. Mẹ cần làm gì khi bé mọc răng?

– Nếu bé đang ở trong giai đoạn mọc răng mẹ có thể cho con ngậm vòng bằng silicon để bé khi bị ngứa răng sẽ nhai. Mẹ lưu ý nên mua tại những cơ sở uy tín đảm bảo chất lượng để bé không bị ảnh hưởng sức khỏe. Tránh tuyệt đối việc mua vòng có chất lỏng bên trong, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như ngộ độc, dị ứng,…khi vô tình cắn vỡ chất lỏng bên trong.

– Mẹ có thể vệ sinh tay sạch sẽ rồi thực hiện massage lên nướu của con mình.

– Một vài bé có thể sẽ bị chảy nước dãi khi mọc răng. Hãy lau miệng cho bé thường xuyên để giữ vệ sinh, đồng thời ngăn ngừa tình trạng phát ban khu vực miệng, má, cằm và cổ.

– Nếu bé đang ở trong giai đoạn ăn dặm thì bạn có thể đổi món, nghiền món ăn để đáp ứng nhu cầu nhai, cắn của bé khi đang mọc răng. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ, hoặc những người có kinh nghiệm để tìm được cách nghiền đồ thích hợp với bé, tránh trường hợp để bé bị hóc hoặc nghẹn khi ăn.

Nếu bé trên 6 tháng tuổi và bị cáu kỉnh hay khó chịu khi bắt đầu mọc răng thì bạn có thể cân nhắc cho bé uống ibuprofen hoặc acetaminophen giúp giảm đau, tuy nhiên việc này cần có được sự tư vấn từ phía bác sĩ thay vì tự ý mua và sử dụng. Bé còn nhỏ nên sẽ nhạy cảm với nhiều thứ xung quanh nên mẹ cần tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm, chuyên môn để không gặp phải sai lầm không đáng có.

– Không cho bé sử dụng aspirin bởi có thể khiến con bị hội chứng Reye.

– Tuyệt đối không được dùng cồn chà xát lên nướu răng của bé khi mọc răng.

– Không tự ý sử dụng gel hay bất kỳ loại thuốc nào không rõ công dụng hay ảnh hưởng đến bé để chà vào nướu. Những loại thuốc có chứa belladonna hoặc benzocaine đều rất có thể sẽ nguy hại cho sức khỏe của trẻ.

Khi mọc răng, nướu của bé sẽ sưng lên và đau khiến bé khó chịu

Khi mọc răng, nướu của bé sẽ sưng lên và đau khiến bé khó chịu

3. Chăm sóc trẻ sốt mọc răng như thế nào cho mau khỏe

Khi trẻ bắt đầu mọc răng mà bị sốt sẽ khiến những người chăm sóc như cha mẹ hay ông bà vô cùng lo lắng. Vì vậy cách chăm sóc trẻ khi bị sốt do mọc răng như thế nào là điều cần biết.

Khi bé bị sốt người chăm sóc nên nhanh chóng kiểm tra nhiệt độ cơ thể cho bé bằng cách cặp nhiệt độ. Nếu như bé bị sốt quá cao, khoảng hơn 39 độ thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra chắc chắn tình hình của bé hiện tại, có bị sốt do những nguyên nhân khác hay không.

Khi bé bị sốt thì rất có thể sẽ bị mất nước, nhưng vì con còn nhỏ không thể bổ sung bằng cách thông thường mà bạn có thể bù nước cho bé bằng cách cho con bú sữa, uống nước hoa quả hoặc oresol. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể sử dụng nước ấm để lau, chườm cho bé. Cách này là một trong những cách sẽ giúp bé hạ sốt rất nhanh và hiệu quả.

Ngoài ra chọn những bộ quần áo thấm hút mồ hôi, thông thoáng cũng giúp bé nhanh chóng hết sốt, ốm. Các bậc phụ huynh hãy lưu ý giữ vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho bé sau khi ăn uống để không bị nhiễm khuẩn nhé!

Khi trẻ bắt đầu mọc răng mà bị sốt sẽ khiến những người chăm sóc như cha mẹ hay ông bà vô cùng lo lắng

Khi trẻ bắt đầu mọc răng mà bị sốt sẽ khiến những người chăm sóc như cha mẹ hay ông bà vô cùng lo lắng

Sốt mọc răng sẽ khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng, tuy nhiên chỉ cần đảm bảo được những nguyên tắc, lưu ý chúng tôi kể trên thì quá trình mọc răng của con sẽ hoàn toàn nhẹ nhàng. Hy vọng sẽ gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo và cung cấp những thông tin cần thiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital