Dấu hiệu ung thư tuyến nước bọt

Các dấu hiệu ung thư tuyến nước bọt thay đổi khác nhau tùy vào vị trí phát sinh khối u. Người bệnh cần đi khám ngay khi có bất cứ dấu hiệu khác thường về sức khỏe để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả bệnh.

Ung thư tuyến nước bọt là một trong những bệnh ung thư vùng đầu cổ. Các khối u tuyến nước bọt có thể phân bố rải rác ở nhiều nơi khác nhau nên các triệu chứng bệnh cũng khác nhau.

Ung thư tuyến nước bọt là một trong những bệnh ung thư vùng đầu cổ.

Ung thư tuyến nước bọt là một trong những bệnh ung thư vùng đầu cổ.

1. Dấu hiệu ung thư tuyến nước bọt

1.1. Khi khối u phát sinh ở khu vực mang tai

Theo nghiên cứu, có khoảng 78% ung thư tuyến nước bọt xuất hiện ở vị trí mang tai.
Ban đầu khối u nhỏ và  người bệnh không phát hiện ra. Tới khi khối u phát triển to ra thì người bệnh sẽ thấy xuất hiện hạch ở vùng đầu cổ. Người bệnh còn thấy xuất hiện sự nhiễm khuẩn ở vùng da đầu, vùng trán, mí mắt… gây đau đớn, khó chịu.

1.2. Khối u ở dưới hàm

Khối u tuyến dưới hàm là một khối u khó nhận biết và không có biểu hiện gì khác biệt. Qua khám lâm sàng, bác sĩ sẽ kiểm tra các tổn thương trong khoang miệng, liệt dây thần kinh lưỡi hoặc dây thần kinh ở mặt, miệng đau và khó nhai, nuốt thức ăn, hàm và cổ bị sưng tấy.

1.3. U tuyến nước bọt nhỏ

Tuyến nước bọt nhỏ là những tuyến được phân bố chủ yếu bên trong má, mũi, xoang, thanh quản. Vì vậy khối u tuyến nước bọt nhỏ thường nằm trong khoang miệng và gây ra các triệu chứng như: Tắc mũi, ngạt mũi, khó thở; Khoang miệng bị đau, xuất hiện các nốt loét nhỏ như nốt nhiệt; thị giác của người bệnh có thể bị rối loạn.

Người bệnh bị ung thư tuyến nước bọt sẽ cảm thấy đau trong khoang miệng, khó nuốt...

Người bệnh bị ung thư tuyến nước bọt sẽ cảm thấy đau trong khoang miệng, khó nuốt…

Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu ung thư tuyến nước bọt, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện có khoa Ung bướu để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

2. Các phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến nước bọt

  • Thăm khám lâm sàng và hỏi tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ kiểm tra khu vực đầu cổ để tìm ra những chỗ gây đau, sưng hoặc nổi hạch bất thường. Bác sĩ có thể hỏi về tiền sử bản thân và gia đình để chẩn đoán chính xác bệnh.
  • Chụp CT hoặc MRI: Phương pháp chẩn đoán này giúp xác định kích thước cũng như vị trí khối un và giai đoạn bệnh cụ thể.
  • Sinh thiết bằng kim nhỏ: Bác sĩ sẽ dùng cây kim nhỏ để đưa vào vùng nghi ngờ có khối u hút các chất dịch hoặc tế bào, lấy mẫu tế bào để tiến hành sinh thiết dưới kính hiển vi. Phương pháp này giúp chẩn đoán chính xác ung thư tuyến nước bọt.

Để chẩn đoán sớm ung thư tuyến nước bọt, ngoài các dấu hiệu cảnh báo bệnh, người bệnh cần tiến hành các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết.

Người bệnh cần đi khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ ung thư tuyến nước bọt

Người bệnh cần đi khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ ung thư tuyến nước bọt

Khoa Ung bướu – bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ uy tín được nhiều người bệnh đánh giá cao và tin tưởng tìm đến khám chữa bệnh.
Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi cùng với trang thiết bị y tế hiện đại sẽ hỗ trợ việc chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến nước bọt hiệu quả. Đặc biệt, bệnh viện Thu Cúc còn hợp tác chuyên môn với các bác sĩ giỏi đến từ Singapore sẽ giúp điều trị tư vấn điều trị bênh cho người bệnh, làm tăng cơ hội chữa khỏi bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital