Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh

Tham vấn bác sĩ

Chào bác sĩ! Vợ chồng em đang rất hạnh phúc khi chuẩn bị chào đón đứa con đầu lòng. Tuy nhiên, em nghe nói rất nhiều chứng trầm cảm sau sinh nên thấy rất lo lắng. Xin hỏi bác sĩ, dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh là gì? Cần phải làm gì để không bị trầm cảm sau sinh? Cảm ơn bác sĩ! (Thùy Dung – Hà Nội)
Trả lời:
Chào bạn Thùy Dung! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Câu hỏi dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh và cách phòng ngừa trầm cảm sau sinh của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Bạn Thùy Dung thân mến! Có khoảng 13% bà mẹ sau sinh bị chứng trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sau sinh là thách thức không hề nhỏ đối với các bà mẹ. Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ, nhận thức mà còn làm thay đổi hành vi ở các bà mẹ sau sinh. Không ít trường hợp trầm cảm sau sinh có ý định tự sát, không yêu con, muốn giết con…

1. Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh

-Người mẹ không còn cảm thấy thích thú với con của mình nữa.
– Người mẹ có những cảm xúc tiêu cực đối với con như chán ghét con, không yêu con nữa…thậm chí là muốn giết con.
– Luôn lo lắng bản thân sẽ làm gì đó có hại cho con.

Nhận biết sớm những dấu hiệu trầm cảm sau sinh giúp chị em tránh xa được căn bệnh này.

Nhận biết sớm những dấu hiệu trầm cảm sau sinh giúp chị em tránh xa được căn bệnh này.

– Không còn quan tâm chăm sóc bản thân.
– Không có sự hài lòng trong cuộc sống. Luôn cảm thấy khó chịu và dễ cáu gắt với mọi người xung quanh.
-Buồn bã vô cớ, không còn thấy thích thú với những sở thích trước đó
– Bạn cảm thấy không còn sức lực và không có động cơ trong cuộc sống.
– Cảm thấy không có giá trị và có tội lỗi.
– Ăn không ngon miệng hoặc sút cân.
– Ngủ ít hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.
– Thường có ý nghĩ đến cái chết hoặc tự sát…

2. Phải làm gì để không bị trầm cảm sau sinh?

Các mẹ bầu nhớ chú ý chăm sóc bản thân cẩn thận. Ngay từ trong thai kỳ, bạn hãy nghỉ ngơi, thư giãn, đừng quá căng thẳng và suy nghĩ quá nhiều về việc phải làm mẹ như thế nào. Nghe nhạc để thư giãn. Tham gia vào các nhóm, diễn đàn dành cho các bà mẹ. Chia sẻ, tâm sự cùng bạn bè và người thân nhiều hơn.
Nếu có điều kiện, bạn nên đi massage bà bầu để thư giãn. Việc massage đúng cách sẽ không những có thể giúp bạn giảm các cơn đau khớp, giảm bớt tình trạng nhức mỏi, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm, mang lại tinh thần sảng khoái, thoải mái. Massage bầu còn giúp lưu thông máu, tăng cường cung cấp oxi cho con yêu lúc đang trong bụng bạn nữa đó.
Sau sinh, bạn không ép bản thân phải kiêng cữ  theo những phong tục kiêng cữ cũ xưa, điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và con mà còn vô tình gây áp lực lên tinh thần.
Chia sẻ chuyện chăm sóc con cùng với chồng và những người trong gia đình để không bị quá căng thẳng và stress với việc chăm sóc con.
Lên kế hoạch chăm sóc, làm đẹp để lấy lại vóc dáng sau khi sinh con. Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital