Dấu hiệu bị viêm loét dạ dày và những kiến thức cơ bản

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Theo nghiên cứu có tới gần 30% dân số nước ta có các dấu hiệu bị viêm loét dạ dày. Đây là bệnh lý rất dễ mắc cũng như dễ tái nhiễm. Vì vậy việc có các kiến thức cơ bản về bệnh vô cùng quan trọng giúp mọi người phát hiện bệnh sớm và phòng bệnh hiệu quả.

1. Viêm loét dạ dày là bệnh gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng xuất hiện các tổn thương, viêm loét trên bề mặt của niêm mạc dạ dày. Khi này lớp niêm mạc bị bào mòn và làm lộ lớp mô bên dưới. Trước đây viêm loét dạ dày thường gặp ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên những năm trở lại đây bệnh đang dần có xu hướng trẻ hóa.

Viêm loét dạ dày là bệnh thường gặp ở hệ tiêu hóa

Viêm loét dạ dày là bệnh thường gặp ở hệ tiêu hóa

2. Các dấu hiệu bị viêm loét dạ dày dễ nhận biết

Dấu hiệu bị viêm loét dạ dày ở mỗi người không giống nhau. Ở những trường hợp bệnh mới nhen nhóm thì dấu hiệu thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa thông thường. Điều này khiến nhiều người chủ quan và bỏ qua giai đoạn vàng chữa trị khiến bệnh kéo dài và tiến triển nặng hơn. Phần lớn người bệnh sẽ có một số dấu hiệu sau:

2.1 Đau bụng vùng thượng vị

Đau thượng vị là dấu hiệu phổ biến và đặc trưng nhất của người bị viêm loét dạ dày. Những cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn vài tiếng, lúc bụng đói và đau lúc nửa đêm về sáng. Mức độ đau từ nhẹ tới nặng phụ thuộc vào tình trạng bệnh.

2.2 Ợ chua, ợ hơi, nóng rát thượng vị

Ợ là phản ứng bình thường của cơ thể nhưng nếu thường xuyên ợ hơi, ợ chua thì rất có thể bạn đang bị viêm loét dạ dày. Dấu hiệu này thường xuất hiện trong thời kỳ đầu của bệnh.

2.3 Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn là dấu hiệu bị viêm loét dạ dày

Dạ dày bị viêm loét gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Quá trình chuyển hóa thức ăn bị ngưng trệ khiến người bệnh luôn có cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Thức ăn tích tụ trong dạ dày lâu sẽ lên men và tạo thành khí đẩy lên cổ họng. Do đó người bệnh luôn co cảm giác buồn nôn, thậm chí là nôn sau khi ăn no.

2.4 Rối loạn tiêu hóa

Một số người bệnh chủ quan khi bị rối loạn tiêu hóa vì nghĩ đó là phản ứng tạm thời sau khi ăn săn phẩm có tính kích thích tiêu hóa. Nếu tình trạng này không được xử lý triệt để sẽ tái đi tái lại và ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh. Dấu hiệu nhận biết khi bị rối loan tiêu hóa là bệnh nhân bị tiêu chảy và táo bón xen kẽ.

2.5 Suy nhược cơ thể, giảm cân đột ngột

Dạ dày bị tổn thương khiến chức năng chuyển hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng. Cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong thời gian dài sẽ dẫn tới suy nhược. Cân nặng của người bệnh cũng sụt giảm đột ngột, khó kiểm soát.

Các dấu hiệu bị viêm loét dạ dày kể trên có thể dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên để xác định chính xác bệnh lý bạn đang mắc phải thì cần tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để thực hiện các xét nghiệm, nội soi cụ thể.

Đau thượng vị là dấu hiệu bị viêm loét dạ dày

Đau thượng vị là dấu hiệu bị viêm loét dạ dày

3. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh

Viêm dạ dày là bệnh lý rất dễ mắc phải từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có 3 nhóm nguyên nhân gây bệnh chính:

3.1 Dấu hiệu bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP

Theo các nghiên cứu đánh giá thì có tới 70% người bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Loại vi khuẩn này hoạt động chủ yếu ở trong niêm mạc dạ dày. Khi ở thể ngủ chúng hoàn toàn vô hại tuy nhiên nếu gặp môi trường thuận lợi chúng sẽ tiết ra độc tố gây hại cho dạ dày. Vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm cao vì vậy mọi người cần hết sức lưu ý.

3.2 Căng thẳng, stress kéo dài

Thần kinh căng thẳng sẽ ngắt lưu lượng máu tới dạ dày khiến mọi hoạt động ngưng trệ. Từ đó gây ảnh hưởng tới cơn co thắt tiêu hóa, giảm tiết các dịch vị cần thiết dẫn tới tổn thương cho dạ dày.

3.3 Chế độ ăn uống và sinh hoạt không theo khoa học

Thói quen ăn uống thất thường, bỏ bữa, ăn quá nhanh, không nhai kỹ, ăn khuya là những tác nhân gây ảnh hưởng tới dạ dày. Thường xuyên ăn các đồ ăn gây kích thích cho dạ dày cũng là nguyên nhân gây ra viêm loét.

Bên cạnh đó nhiều trường hợp mắc bệnh viêm dạ dày do tác dụng phụ của thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc kháng sinh gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

4. Hệ quả khi bị viêm loét dạ dày

Nhiều người chủ quan khi bị viêm loét dạ dày và không điều trị triệt để dẫn tới bệnh tái đi tái lại. Mắc viêm loét dạ dày trong thời gian dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

4.1 Hẹp môn vị

Viêm loét dạ dày dẫn tới phù nề niêm mạc tạo thành sẹo co kéo gây chít hẹp môn vị. Thức ăn sẽ vô cùng khó khăn khi đi qua môn vị vì vậy làm ngưng trệ quá trình tiêu hóa. Dấu hiệu khi bị hẹp môn vị: Đau bụng, nôn mửa, dịch nôn có mùi hôi khó chịu. Khi hẹp môn vị tiến triển nặng sẽ thường xuyên đau thượng vị dữ dội. Người bệnh bị nôn mửa nhiều có thể dẫn tới mất cân bằng điện giải, mất nước gây ra mệt mỏi, sụt cân.

4.2 Xuất huyết tiêu hóa

Có khoảng gần 20% người bị viêm loét dạ dày tá tràng từng bị xuất huyết tiêu hóa. Nguyên lý do các vết loét ăn sâu vào niêm mạc gây tổn thương tế bào và các mạch máu gây chảy máu vào ống tiêu hóa. Người bệnh sẽ có triệu chứng đau bụng dữ dội, nôn ra máu. Kèm theo là triệu chứng đi ngoài ra phân đen có mùi hôi tanh, trong phân có lẫn máu. Tình trạng xuất huyết kéo dài có thể gây mất máu, đe dọa tới tính mạng.

4.3 Thủng dạ dày

Các vết loét không được điều trị sẽ chuyển biến sang giai đoạn nặng và bào mòn niêm mạc gây ra lỗ thủng. Triệu chứng khi bị thủng dạ dày là: Đau bụng dữ dội, bụng căng cứng,…Nếu không được cấp cứu kịp thời người bệnh có thể bị viêm phúc mạc dẫn tới tử vong.

Viêm loét dạ dày có thể gây thủng dạ dày

Viêm loét dạ dày có thể gây thủng dạ dày

5. Phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả nhất

Trước khi điều trị người bệnh cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám và làm các xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng bệnh. Dựa vào mức độ viêm loét và nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay đơn thuốc thường là sự kết hợp của nhiều loại thuốc để mang lại hiệu quả cao nhất.

– Thuốc kháng acid với hiệu quả trung hòa acid dich vụ

– Thuốc giảm tiết acid dịch vị

– Thuốc làm ức chế bơm proton

– Thuốc tạo hàng rào bảo vệ dạ dày

– Trường hợp bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP sẽ sử dụng thêm kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn

6. Những điều cần biết để  tránh mắc bệnh viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh lý rất dễ mắc và cũng dễ tái nhiễm. Vì vậy những người khỏe mạnh và những người đã khỏi bệnh vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

– Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, nước ngọt có gas

– Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm

– Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, sơ chế thực phẩm sạch sẽ trước khi chế biến

– Lựa chọn bổ sung rau xanh, trái cây tươi để cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ, vitamin giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa

– Hình thành thói quen rửa tay trước khi ăn cùng xà phòng và nước sạch

– Tập luyện thể dục hàng ngày giúp nâng cao sức đề kháng. Nếu không có thời gian bạn chỉ cần dành ra 30 phút mỗi ngày

– Nên thăm khám sức khỏe mỗi năm nhằm phát hiện và điều trị bệnh sớm

Tập thể dục hàng ngày giúp nâng cao sức khỏe

Tập thể dục hàng ngày giúp nâng cao sức khỏe

Mong rằng bài viết đã cung cấp đầy đủ các dấu hiệu bị viêm loét dạ dày phổ biến nhất. Dựa vào những kiến thức này sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm. Viêm loét dạ dày tuy không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng cần điều trị triệt để để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital