Đau dạ dày kiêng gì để nhanh chóng khỏi bệnh

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ 

Chu Xuân Hưng

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Đau dạ dày kiêng gì? Vấn đề này được khá nhiều người đang gặp vấn đề về dạ dày quan tâm. Bởi họ mong muốn khắc phục và nhanh chóng cải thiện được tình trạng bệnh. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết được những thực phẩm nào nên kiêng khi đang bị dạ dày nhé.

1. Đau dạ dày kiêng gì để nhanh chóng khỏi bệnh?

1.1 Thực phẩm cay nóng

Theo các chuyên gia, thực phẩm cay nóng làm tăng lượng acid trong dạ dày khiến cho viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng. Từ đó khiến tình trạng đau dạ dày càng nặng nề hơn. Người bị đau dạ dày kiêng gì? Tham khảo những thực phẩm cay nóng nên tránh sau:

– Kim chi

– Mì cay

– Ớt

– Hạt tiêu

-…

Đau dạ dày kiêng gì

Thực phẩm cay nóng làm tăng lượng acid trong dạ dày khiến cho viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng

1.2. Trái cây họ cam chanh

Các loại trái cây thuộc họ cam chanh thường chứa các acid tự nhiên sẽ kích thích các vết loét, gây tổn thương tới niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, những loại trái cây này lại rất giàu vitamin và có lợi cho sức khỏe. Chính vì vậy, người bệnh không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn mà hạn chế và sử dụng sao cho hợp lý. Đặc biệt là không nên ăn những loại quả này vào lúc đói đối với những người đang bị mắc bệnh dạ dày.

1.3. Đau dạ dày kiêng gì? Sữa tươi

Sữa tươi là một loại đồ uống rất bổ dưỡng, tuy nhiên nó lại không phù hợp với những người đang bị viêm loét dạ dày. Bởi sữa tươi sẽ kích thích acid trong dạ dày tiết ra nhiều hơn, từ đó làm cho tình trạng viêm loét trở nên nặng hơn.

Bên cạnh đó, một số người sẽ không dung nạp được Lactose – một loại đường có trong sữa.  Khi sử dụng sữa tươi sẽ gây ra một số rắc rối cho hệ tiêu hóa đi kèm với những biểu hiện như:

– Đầy hơi

– Khó tiêu

Đau bụng

– Tiêu chảy

Đau dạ dày kiêng gì? Sữa tươi

Sữa tươi sẽ kích thích acid trong dạ dày tiết ra nhiều hơn làm cho tình trạng viêm loét trở nên nặng hơn

1.4. Nhóm thực phẩm giàu chất béo

Có thể nói chất béo là một trong những yếu tố khó tiêu hóa nhất, đặc biệt là đối với những người đang bị dạ dày. Điều này đồng nghĩa với việc hấp thụ quá nhiều chất béo sẽ khiến cho hoạt động của dạ dày chịu nhiều áp lực. Do vậy, bác sĩ đưa ra lời khuyên những người đang mắc bệnh dạ dày nên hạn chế những món ăn chứa nhiều chất béo như: đồ chiên, xào và thức ăn nhanh…

1.5. Hạn chế thức ăn lên men và đồ chua

Các loại đồ ăn lên men và chua như cà muối, dưa muối,…không tốt với tình trạng của người đang có vấn đề về bệnh dạ dày. Độ chua của các loại thức ăn lên men sẽ khiến nồng độ axit trong dạ dày tăng cao. Dẫn đến các triệu chứng như: đầy bụng, khó tiêu, ợ chua… Đây chính là lý do mà người bệnh nên tránh ăn đồ lên men khi đang bị bệnh.

1.6. Đau dạ dày kiêng gì? Kiêng thịt đỏ

So với thịt trắng thì thịt đỏ ( thịt bò) sẽ cần nhiều thời gian để tiêu hóa hơn do thịt đỏ chứa hàm lượng lớn protein và chất béo bão hòa. Để phân giải hoàn toàn nhóm thực phẩm này thì dạ dày sẽ phải tăng lượng axit trong dịch bao tử tiết ra. Chính vì vậy điều này sẽ không có lợi đối với những người gặp những vấn đề dạ dày.

1.7. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích

Thuốc lá, rượu bia, cà phê là những chất kích thích gây hại cho dạ dày. Khi sử dụng quá nhiều, có thể dẫn tới chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và một số bệnh lý nguy hiểm khác.

Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích

Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích

1.8. Ăn quá no sẽ khiến cơn đau dạ dày trở nên tệ hơn

Nước bọt sẽ làm trung hòa một phần axit trong dịch dạ dày. Bởi vậy bác sĩ thưởng khuyến khích những người đang bị dạ dày nên ăn chậm nhai kỹ để tăng lượng nước bọt được tiết ra từ cơ thể.

Bên cạnh đó, việc ăn quá no trong một bữa sẽ khiến dạ dày căng cứng và tiết ra nhiều axit để phân giải thức ăn. Do vậy điều này hoàn toàn không tốt cho những dạ dày đang gặp vấn đề. Người bệnh có thể chia ba bữa ăn chính thành những bữa phụ trong ngày để khắc phục vấn đề nêu trên.

2. Lưu ý trong chế độ ăn và sinh hoạt hằng ngày khi bị đau dạ dày

Ngoài việc quan tâm đến những thực phẩm không nên ăn. Thì trong quá trình điều trị người bệnh nên lưu ý chế độ ăn uống hằng sao cho khoa học để góp phần tăng hiệu quả trị bệnh lên nhiều lần:

– Đồ ăn trong khi chế biến cần thái nhỏ, nấu chín kỹ để tránh việc dạ dày bị co bóp mạnh.

– Ăn chậm, nhai kỹ và tập trung khi ăn sẽ giúp gia tăng bài tiết nước bọt và dễ dàng tiêu hóa hơn.

– Không nên ăn quá no trong một bữa hoặc để bụng quá đói. Điều này sẽ khiến dạ dày tăng tiết axit nhiều hơn bình thường.

– Nên chia nhỏ các bữa chính thành các bữa phụ trong ngày để cân bằng axit trong dạ dày.

– Ăn đủ bữa và đúng giờ.

– Tuyệt đối không nên vận động mạnh sau khi ăn no.

– Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh để bị áp lực, căng thẳng khiến cho dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

– Kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng cùng chế độ sinh hoạt lành mạnh. Không thức quá khuya, chăm chỉ luyện tập thể dục hằng ngày.

– Đối với những bệnh nhân đang trong tình trạng nặng, cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị cụ thể.

Lưu ý trong chế độ ăn và sinh hoạt hằng ngày khi bị đau dạ dày

Nên chia nhỏ các bữa chính thành các bữa phụ trong ngày để cân bằng axit trong dạ dày.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn trả lời cho thắc mắc “ Đau dạ dày kiêng gì? “. Hy vọng người bệnh có thể nắm rõ và thực hiện đúng để mang lại hiệu quả tốt nhất và sớm cải thiện tình trạng bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital