Có bao nhiêu răng số 8 trên cung hàm người trưởng thành?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Chắc hẳn nhiều người không còn xa lạ với những chiếc răng khôn, hay còn được gọi là răng số 8. Chúng là những chiếc răng mà mỗi khi mọc đều mang lại nhiều phiền toái cho mọi người. Vậy người trưởng thành có bao nhiêu răng số 8 trên cung hàm, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Răng số 8 là gì, có bao nhiêu răng số 8?

Răng số 8 là tên gọi khác để chỉ những chiếc răng khôn mọc cuối cùng trên cung hàm. Răng khôn thường mọc khi mọi người đã đến tuổi trưởng thành, trong giai đoạn từ 18-25 tuổi. Do vị trí của răng khôn là ngay cạnh răng hàm số 7 nên còn được gọi là răng số 8.

Khi ở độ tuổi trưởng thành, mọi người thường có khoảng 32 chiếc răng. Trong số đó có 28 chiếc răng vĩnh viễn và 4 chiếc răng khôn mọc ở hai phía trên cả hai cung hàm. Hàm trên có 2 chiếc răng khôn, hàm dưới cũng có hai chiếc răng khôn.

Có bao nhiêu răng số 8? - Người trưởng thành có tổng cộng 4 chiếc răng khôn mọc ở hai phía trên cả hai cung hàm

Có bao nhiêu răng số 8? – Người trưởng thành có tổng cộng 4 chiếc răng khôn mọc ở hai phía trên cả hai cung hàm

Không phải trường hợp nào cũng mọc răng khôn, hoặc đôi khi, mọi người chỉ mọc 1-3 chiếc trên cung hàm. Tùy vào kiểu mọc mà các răng khôn được phân loại như sau:

– Răng khôn mọc thẳng: Răng mọc theo hướng như các răng bình thường khác trong hàm. Quá trình mọc của răng có thể xuất hiện tình trạng sốt, sưng đau nhưng không xâm lấn hay ảnh hưởng tới các răng khác.

– Răng khôn mọc ngầm: Răng mọc nhưng không chồi ra khỏi lợi được gọi là răng mọc ngầm. Trường hợp này, răng mọc chỉ có biểu hiện sưng đau nhưng không phát hiện được hướng mọc của răng nên thường được can thiệp bằng việc siêu âm để bác sĩ có thể xử trí kịp thời.

– Răng khôn mọc lệch: Răng mọc chồi ra khỏi lợi nhưng nghiêng về một bên, thường là bên phía răng số 8 do không đủ chỗ trên cung hàm. Quá trình mọc lệch không chỉ gây ra các cơn đau dữ dội mà còn ảnh hưởng nhiều đến các răng khác.

2. Răng khôn có cần thiết phải nhổ không?

Răng khôn nếu mọc đúng hướng như một chiếc răng hàm bình thường thì không ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Còn đối với những chiếc răng mọc ngầm, mọc lệch, mọi người thường gặp phải nhiều bất tiện. Theo các bác sĩ nha khoa TCI, răng không được chỉ định nhổ trong các trường hợp:

– Mọc ngầm, mọc lệch gây nên tình trạng đau nhức, sưng lợi khiến mọi người cảm thấy khó chịu.

– Răng khôn mọc xiên xẹo ảnh hưởng tới răng số 7 trên cung hàm và có thể làm sai lệch khớp cắn.

– Răng khôn mọc làm ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai, khiến mọi người khó có thể nhai nuốt thức ăn một cách bình thường.

– Thức ăn mắc giữa răng khôn và răng số 7 khó có thể làm sạch bằng các phương pháp thông thường.

– Gây nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy răng, hôi miệng…

– Có chỉ định chỉnh nha, làm răng giả… của các bác sĩ nha khoa.

Theo các bác sĩ nha khoa TCI, răng không được chỉ định nhổ trong các trường hợp gây đau đớn và bệnh lý răng miệng...

Theo các bác sĩ nha khoa TCI, răng không được chỉ định nhổ trong các trường hợp gây đau đớn và bệnh lý răng miệng…

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và siêu âm để xác định tình trạng răng miệng. Chỉ định nhổ răng được đưa ra phù hợp với từng người để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu mọc răng khôn, bạn nên tới ngay các cơ sở y tế để được xử trí một cách khoa học và an toàn với bác sĩ chuyên khoa.

3. Nhổ răng khôn có những phương pháp nào?

Hiện nay, có nhiều phương pháp nhổ răng được áp dụng để loại bỏ răng số 8 ra khỏi cung hàm như: Phương pháp truyền thống, sử dụng sóng siêu âm…

Đối với phương pháp truyền thống, bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ bao gồm kìm, bẩy để lấy răng ra ngoài. Quy trình nhổ răng truyền thống bao gồm:

– Vệ sinh khoang miệng, gây tê và rạch vạt lợi;

– Mở xương, chia cắt thân và chân răng thành nhiều mảnh nhỏ để dễ loại bỏ;

– Sau cùng, bác sĩ sử dụng kìm và bẩy để lấy các phần răng ra ngoài rồi khâu vết thương và chăm sóc sau phẫu thuật.

Phương pháp truyền thống có ưu điểm là chi phí rẻ, tuy nhiên có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như gây đau đớn, chảy máu, thậm chí có thể dễ viêm nhiễm nướu…

Để khắc phục hạn chế của phương pháp truyền thống, máy nhổ răng bằng sóng siêu âm đã ra đời:

– Thiết bị nhổ răng khôn siêu âm thay vì sử dụng lực ma sát gây ra do chuyển động xoay của mũi khoan thì dùng năng lượng rung siêu âm ở tần số cao và nước tưới để loại bỏ răng số 8.

– Máy nhổ răng siêu âm này được điều khiển bằng chân và có thể kích hoạt theo từng mức năng lượng, rút ngắn thời gian phẫu thuật so với phương pháp thông thường.

– Máy tác động chính xác vào vị trí răng cần nhổ, không gây đau đớn, hạn chế chảy máu vượt trội trong quá trình thực hiện.

– Hệ thống bơm nhu tự động chất lượng cao làm cho các mũi cắt không bao giờ rơi vào tình trạng quá nóng, không gây rủi ro hoại tử tế bào xương trong quá trình phẫu thuật.

– Công nghệ hiện đại có tính hữu ích cao trong quá trình nhổ răng và điều trị nội nha nên thường được khuyến khích sử dụng hiện nay.

Có nhiều phương pháp nhổ răng được áp dụng để loại bỏ răng số 8 ra khỏi cung hàm

Có nhiều phương pháp nhổ răng được áp dụng để loại bỏ răng số 8 ra khỏi cung hàm

Nhìn chung, có tổng số 4 răng số 8 có thể mọc trong cung hàm khi mọi người đạt tuổi trưởng thành. Tuy nhiên một số tình trạng răng mọc lệch, mọc ngầm có thể ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người bệnh nên thường được bác sĩ khuyến khích nhổ bỏ khi còn sớm. Hy vọng bài viết đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi có bao nhiêu răng số 8. Bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về các vấn đề nha khoa có thể liên hệ trực tiếp tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn chi tiết hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital