Tư vấn: Bệnh gout kiêng những gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Chào bác sĩ. Xin hỏi bệnh gout kiêng những gì để nhanh chóng hồi phục sức khỏe và ngừa tái phát ạ? Anh họ cháu mắc gout và đang uống thuốc để điều trị rồi ạ. Mong sớm nhận được tư vấn của bác sĩ. Cháu xin cảm ơn!

Phan Quỳnh Như (Đống Đa, HN)

Trả lời

Chào bạn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Bệnh viện Thu Cúc. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Gout là bệnh lý xương khớp thường gặp và có liên quan mật thiết với chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Ngoài việc tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ thì người bệnh cũng cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt, kiêng khem đúng cách. Vậy bệnh gout cần kiêng những gì để nhanh hồi phục?

Trong chế độ ăn uống

Trong ăn uống, người bệnh cần kiêng một số thực phẩm sau:

  • Các loại thịt đỏ:

Các loại thịt đỏ như thịt trâu, bò, ngựa, dê… có hàm lượng đạm rất cao, kèm theo đó là các loại vitamin E, B6, B12 làm cho các triệu chứng và biến chứng của người bệnh gout trầm trọng. Thay vì thịt đỏ, người bệnh có thể ăn thịt trắng vì hàm lượng purin thấp hơn.

  • Kiêng các loại đồ uống chứa chất kích thích

Bia, rượu, đồ uống có gas sẽ tăng nguy cơ bị các cơn đau gout gấp đôi so với các loại đồ uống khác. Uống rượu bia không chỉ làm tăng nồng độ axit uric trong máu mà còn cản trở sự đào thải axit uric qua thận.  Ngoài ra, các loại đồ uống có đường fructose lại kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều axit uric hơn, khiến bệnh trầm trọng hơn.

Phủ tạng động vật, đồ uống chứa cồn... hoàn toàn không tốt cho người bệnh gout

Phủ tạng động vật, đồ uống chứa cồn… hoàn toàn không tốt cho người bệnh gout

  • Hạn chế đồ uống giàu vitamin C

Các đồ uống như nước cam, chanh và nước trái cây giàu vitamin C cũng chứa nhiều axit lactic sẽ chiếm hết các đường đào thải axit uric, tăng nguy cơ sỏi thận, khiến bệnh gout nặng hơn.

  • Kiêng hải sản

Các loại hải sản như tôm, cua, sò, cá trích, cá ngừ… chứa rất nhiều gốc purin, các gốc này sẽ nhanh chóng chuyển hoá thành axit uric tích tụ quanh các mô mềm và khớp, khiến bệnh gout trầm trọng. Theo các chuyên gia, người bệnh vẫn có thể sử dụng một phần nhỏ các thực phẩm này nhưng cần theo tư vấn của bác sĩ.

  • Kiêng nội tạng động vật

Các loại nội tạng như tim, gan, cật, dạ dày, ruột non… chứa hàm lượng purin cao hơn cả thịt đỏ và rất giàu đạm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơ thể người bệnh gout.

  • Kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ

Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, da động vật, mì tôm, thức ăn nhanh… có chứa quá nhiều đạm sẽ làm bệnh gout nặng hơn.

Người bệnh gout cũng cần tránh thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ

Người bệnh gout cũng cần tránh thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ

Trong chế độ sinh hoạt

Ngoài việc kiêng khem đúng cách trong ăn uống thì người bệnh gout cũng cần chú ý trong sinh hoạt.

  • Kiêng nhịn tiểu

Axit uric được bài tiết qua thận theo đường nước tiểu nên việc nhịn tiểu sẽ khiến axit uric lắng đọng lại, không được đào thải ra bên ngoài. Về lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về thận như suy thận cấp và mạn tính, sỏi thận

  • Tránh làm việc quá sức

Việc thức đêm hay làm việc quá sức sẽ gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, khiến việc đào thải axit uric kém, chất đạm trong cơ thể cũng không được phân hủy nên làm tình trạng bệnh nặng nề hơn.

  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi

Khi mắc bệnh gout, cơ thể sẽ giải phóng các hormone cortisol để điều hòa năng lượng, cân bằng muối – nức, chuyển hóa protein trong cơ thể. Tuy nhiên quá trình chuyển hóa này sẽ làm yếu cơ, tăng huyết áp, tăng lượng mỡ…. có thể khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn. Vì thế người bệnh cần tránh căng thẳng, mệt mỏi để cơ thể luôn khỏe mạnh, cơ chế hoạt động của cơ thể tốt, ngăn triệu chứng bệnh gout tái phát.

Trong cuộc sống, cần tránh căng thẳng, mệt mỏi vì có thể khiến triệu chứng gout trầm trọng hơn

Trong cuộc sống, cần tránh căng thẳng, mệt mỏi vì có thể khiến triệu chứng gout trầm trọng hơn

  • Tránh tập thể dục quá sức

Đối với người bệnh gout, cần tránh tập luyện quá sức vì có thể gây áp lực cho khớp, khiến cơn đau gout tái phát. Tốt nhất, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để có chế độ vận động hợp lý.

Trên đây, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc bệnh gout kiêng những gì. Người bệnh nên tuân thủ theo đúng nguyên tắc điều trị, kiêng khem đúng cách để cơ thể nhanh phục hồi.

Nếu cần giải đáp thắc mắc hoặc tư vấn kỹ lưỡng về bệnh gout, độc giả có thể liên hệ với Hệ thống Y tế Thu Cúc qua hotline 0936 388 288. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp giỏi, trang thiết bị y tế tiên tiến, dịch vụ chu đáo, đặt lịch nhanh chóng… đã được nhiều bệnh nhân tin tưởng, đánh giá tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital