Chụp X-quang khớp cổ chân hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Chụp X-quang khớp cổ chân là phương pháp thăm khám phổ biến mỗi khi có bất thường ở cổ chân như viêm khớp, trật khớp, giãn dây chằng… Để phương pháp này diễn ra chính xác và hiệu quả, nên tìm đến các cơ sở uy tín. Vậy chụp X quang khớp cổ chân ở đâu tốt? Nên làm gì để phòng tránh các vấn đề ở khớp cổ chân?

1. Nguyên nhân gây đau khớp cổ chân?

Khớp cổ chân được tạo nên bởi nhiều xương nối khớp với nhau (xương chày, mác, sên, gót, gối, chày, xương đùi. ..) và được bao bọc, giữ vững bằng hệ thống các dây chằng cũng như gân cơ. Đây là khớp khá phổ biến và nó có vai trò quan trọng đối với hoạt động di chuyển của cơ thể.

Cũng vì vậy mà khớp cổ chân thường phải chịu đựng một áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng cơ thể khi ở tư thế đứng. Có nhiều nguyên nhân phổ biến gây đau khớp cổ chân do chấn thương như bong gân, viêm dây chằng, viêm khớp cổ chân, trật khớp, viêm khớp cổ chân và hội chứng ống cổ chân. Các nguyên nhân như chấn thương, bong gân hoặc viêm khớp thường có biểu hiện sưng khớp cổ chân gây đau.

Chụp X-quang khớp cổ chân là một trong những biện pháp chẩn đoán bệnh lý cơ xương khớp ở cổ chân hiệu quả.

Đau khớp chân nguy hiểm

Đau khớp cổ chân có thể do chấn thương

2. Các bệnh lý liên quan đến đau khớp cổ chân

2.1. Hội chứng ống cổ chân

Hội chứng ống cổ chân xuất hiện khi dây chằng hoặc dây thần kinh quanh khớp cổ chân bị tổn thương và dẫn đến đau đớn mãn tính. Các vũ công, vận động viên điền kinh và cầu thủ bóng đá là nhóm đối tượng hay bị hội chứng ống cổ chân nhất.

Việc uốn cong khớp cổ chân thường xuyên làm căng giãn bàn chân và khớp cổ chân mỗi khi bạn đi bộ cũng sẽ gây chèn ép vào dây chằng và gân. Các triệu chứng khác bao gồm đau khớp, sưng hoặc ngứa ran. Tuy nhiên, một số bệnh nhân cũng có triệu chứng sưng khớp cổ chân kèm theo sốt.

2.2. Thoái hoá khớp cổ chân

Thoái hoá khớp cổ chân chủ yếu xảy ra với người ngoài 40 tuổi và những người đã bị chấn thương vùng cổ chân trước đó. Căn bệnh này thường tiến triển chậm và ban đầu khó để nhận biết vì triệu chứng khá mờ nhạt. Tuy nhiên, khi khớp bị thoái hoá nhiều thì bạn sẽ cảm thấy đau khớp cổ chân thường xuyên và cảm giác vướng víu khi vận động.

Cùng với đó bạn sẽ thấy có biểu hiện cứng khớp buổi sáng khi tỉnh dậy và tình trạng đau sẽ giảm dần sau một thời gian vận động. Các cơn đau nhói ở cổ chân sẽ xảy ra một cách đột ngột sau khi vận động hoặc khi ấn tay vào vùng khớp có chấn thương hay va đập.

Mức độ của cơn đau dao động từ nhẹ đến trung bình và đau gia tăng trong quá trình vận động và giảm khi bạn nghỉ. Khi bị đau cổ chân bạn sẽ phải điều chỉnh biên độ vận động của khớp cổ chân và nếu duy trì tình trạng này trong thời gian lâu sẽ dẫn đến teo cơ và biến dạng khớp thậm chí trong một vài trường hợp nặng có thể gây biến dạng khớp cổ chân.

Thoái hoá khớp cổ chân cũng sẽ gây ra phản ứng viêm với những triệu chứng như sưng, nóng, đỏ và đau nhẹ ở khớp cổ chân và bàn chân hoặc nghiêm trọng hơn nữa sẽ gây ra tình trạng ứ dịch khớp và những cơn đau suốt ngày đêm.

3. Biến chứng của các bệnh về xương khớp

Các bệnh về khớp cổ chân không gây ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng sẽ gây ra hậu quả nặng nề và gây ảnh hưởng đến chất lượng sống và khả năng vận động của bạn.

– Đau nhức dữ dội: Khi thoái hoá, phần sụn khớp sẽ mỏng dần đi và khi đó hai đầu xương dưới sụn nhô cao sẽ gây đau nhức dữ dội khi vận động. Đôi khi có thể hình thành những gai xương gây tổn thương dây chằng, gân cơ xung quanh và gây đau nhức lan tỏa đến những vùng khác trên cơ thể.

Khi thoái hoá, xương dưới sụn nhô cao sẽ gây đau nhức dữ dội khi vận động.

Khi thoái hoá, phần sụn khớp sẽ mỏng dần đi và khi đó hai đầu xương dưới sụn nhô cao sẽ gây đau nhức dữ dội khi vận động.

– Teo cơ, hoại tử chi dưới: Tình trạng thoái hóa khớp cổ bàn chân nếu không có giải pháp điều trị sớm sẽ dẫn tới teo cơ hoặc biến dạng khớp không thể hồi phục, lâu ngày dẫn tới tình trạng yếu liệt, tàn phế hoặc mất khả năng vận động và đi lại.

– Các biến chứng khác có thể là: Viêm khớp, trật khớp hoặc dáng đi đứng không bình thường do những mảnh vụn của sụn khớp sẽ gây kẹt khớp hoặc hư hỏng các bộ phận phần mềm quanh khớp.

4. Chụp X quang khớp cổ chân ở đâu tốt?

Hiện nay, nhiều người lo ngại về tác hại của chụp X quang đối với sức khỏe do máy móc không đạt tiêu chuẩn, phòng chụp quá nhỏ hay kỹ thuật viên không có trình độ chuyên môn…

Hiểu được vấn đề này, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã trang bị cho mình máy chụp X quang hiện đại, xây dựng phòng chụp đạt tiêu chuẩn an toàn. Kỹ thuật viên thực hiện cũng là người được đào tạo bài bản giúp quy trình chụp diễn ra chính xác và an toàn. Chụp X-quang khớp cổ chân diễn ra tại Thu Cúc TCI khá nhanh chóng và cho kết quả chính xác.

Quy trình chụp X-quang khớp cổ chân chính xác và an toàn.

Quy trình chụp X-quang khớp cổ chân diễn ra chính xác và an toàn.

Không chỉ có chức năng thăm khám, bệnh viện còn thực hiện điều trị ngay các bất thường ở khớp cổ chân để hạn chế tác động của bệnh đối với sức khỏe cũng như không làm cản trở hoạt động đi lại của người bệnh.

Áp dụng mức giá khám chữa bệnh hợp lý cùng thanh toán BHYT, bảo hiểm phi nhân thọ theo đúng quy định giúp giảm thiểu nhiều chi phí chụp X-quang khớp cổ chân cho người bệnh.

Chấn thương hay bệnh lý trong cơ thể là nguyên nhân chủ yếu gây nên các vấn đề ở khớp cổ chân. Có thể phòng tránh bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống để không gây nên các nguy cơ sức khỏe.

5. Các biện pháp phòng tránh vấn đề ở khớp cổ chân

5.1. Phòng tránh chấn thương

Chú ý hơn trong các hoạt động sống, nên sử dụng các thiết bị bảo hộ nếu là đối tượng có nguy cơ cao bị tai nạn, va đập ở cổ chân như vận động viên, cầu thủ, công nhân xây dựng… Cần biết cách xử lý sau chấn thương như ngừng hoạt động, chườm đá lạnh với các trường hợp bong gân, trật khớp để hạn chế chảy máu, phù nề, giảm đau. Đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế nếu tình trạng chấn thương trở nên nghiêm trọng.

5.2. Phòng tránh bệnh lý

Một sống bệnh lý ở khớp cổ chân như viêm khớp, thoái hóa khớp, loãng xương… có thể phòng tránh bằng cách duy trì chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung canxi, magie, photpho và các vitamin bằng món ăn hàng ngày.

Ngoài ra nên tập luyện thường xuyên bằng các bài tập toàn thân và cho khớp cổ chân để phòng tránh bệnh. Khám sức khỏe định kỳ 1 – 2 lần mỗi năm để tầm soát tốt các vấn đề ở khớp cổ chân. Nếu còn thắc mắc nào về chụp X quang khớp cổ chân, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc theo tổng đài 1900 55 88  96 để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital