Chữa trĩ sau sinh và những lưu ý cho mẹ bầu bị trĩ

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Bị trĩ khi mang thai là tình trạng khá phổ biến đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, vậy nên việc chữa trĩ sau sinh được rất nhiều người quan tâm. Phần lớn các trường hợp bệnh ở mức nhẹ sẽ tự khỏi sau sinh. Tuy nhiên với một số mẹ bầu bị trĩ nặng thì cần hết sức lưu ý và thận trọng trong việc chăm sóc cũng như điều trị bệnh.

1. Trĩ bà bầu và tác hại khi mang thai

1.1. Bệnh trĩ ở bà bầu là gì?

Trĩ là một loại bệnh lý rất thường gặp trong quá trình mang thai, đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, khi tử cung mở rộng sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch làm tĩnh mạch vùng hậu môn và trực tràng sưng lên. Tình trạng này hay còn được gọi là trĩ.

Bị trĩ khi mang thai sẽ gây ngứa, đau, rát hoặc chảy máu trong hoặc sau khi đi tiêu, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt cho thai phụ. Tuy nhiên, trĩ sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi như nhiều mẹ bầu vẫn lo lắng và nếu trĩ nhẹ thì thường biến mất sau khi sinh, trường hợp trĩ nặng sẽ cần những lưu ý đặc biệt hơn để không ảnh hưởng tới sức khỏe thai phụ.

Bệnh trĩ ở bà bầu là gì?

Bà bầu thường rất dễ bị trĩ trong quá trình mang thai nhất là ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.

1.2. Tác hại của trĩ khi mang thai

– Với những bà bầu từng bị trĩ ở lần mang thai đầu tiên, khi sinh em bé nhất là trường hợp sinh thường thì buộc người mẹ phải rặn mạnh và khi dùng lực tác động mạnh để đẩy bé ra ngoài thì rất có thể sẽ bị trĩ nặng khi mẹ mang thai lần thứ 2, do các cơ chưa kịp hồi phục.

– Tùy theo mức độ sưng và vị trí của búi trĩ – có thể to hoặc nhỏ, có thể ở trong (trĩ nội) hoặc ở ngoài (trĩ ngoại) – bệnh trĩ đều sẽ gây ngứa, đau, khó chịu đối với bà bầu. Trường hợp bệnh nặng còn làm chảy máu trực tràng, trong hoặc sau khi đi vệ sinh.

2. Mẹ bầu bị trĩ có nên sinh thường không?

Bệnh trĩ chỉ xảy ra ở các tĩnh mạch quanh hậu môn hoặc trực tràng và không ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nên bị trĩ sẽ không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, sức khỏe của thai nhi cũng như việc sinh con tự nhiên hay sinh mổ.

Tuy nhiên, ở các trường hợp bị trĩ nặng với các búi trĩ sưng quá to sẽ gây đau đớn nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sinh họa đặc biệt là việc đại tiểu tiện của mẹ bầu thì khi sinh thường cũng sẽ khó khăn hơn. Lúc này, bác sĩ có thể khuyên cần can thiệp phẫu thuật để hỗ trợ mẹ sinh em bé được dễ dàng hơn.

Như vậy, mẹ bầu bị trĩ có nên sinh thường không sẽ cần phụ thuộc vào tình trạng bệnh và mức độ triệu chứng. Đa phần các trường hợp thường sẽ không quá nghiêm trọng, vì thế mẹ vẫn có thể quyết định sinh tự nhiên. Tuy nhiên, với mức độ bệnh nghiêm trọng thì các chuyên gia vẫn khuyên các thai phụ nên sinh mổ.

Chữa trĩ sau sinh cho bà bầu

Đối với các trường hợp trĩ nhẹ và được chăm sóc đúng cách thì mẹ bầu hoàn toàn có thể sinh tự nhiên như bình thường.

3. Chăm sóc mẹ bầu bị trĩ và cách chữa trĩ sau sinh

3.1. Chăm sóc mẹ bầu bị trĩ

Thông thường bệnh trĩ nhẹ sẽ tự khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, các triệu chứng của trĩ sẽ khiến bà bầu cảm thấy khó chịu, thậm chí nếu không được chăm sóc đúng cách còn có thể khiến bà bầu bị sa búi trĩ. Vì vậy, cần hết sức lưu ý và có thể áp dụng các cách sau:

– Thường xuyên ngâm khu vực trực tràng với nước ấm, nên ngâm nhiều lần trong ngày.

– Chườm lạnh khu vực bị trĩ để giúp làm giảm sưng, giảm đau và nên chườm nhiều lần trong ngày.

– Hãy luôn giữ vùng hậu môn sạch sẽ và khô ráo vì việc dư thừa độ ẩm sẽ dễ gây ra những kích ứng ở khu vực này.

– Mẹ bầu cũng có thể sử dụng một số loại thuốc bôi trơn hậu môn để giúp đi tiêu dễ dàng hơn.

– Sử dụng baking soda có thể ở dạng ướt hoặc khô bôi tại vị trí trĩ sẽ giúp giảm ngứa đáng kể.

Chữa trĩ sau sinh bằng cách nào?

Tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để nắm bắt các thông tin cần thiết trong việc chăm sóc và cách điều trị cho bà bầu bị trĩ.

3.2. Chữa trĩ sau sinh cho mẹ bầu

Theo các bác sĩ sản phụ khoa khuyến cáo rằng, việc chữa trĩ sau sinh cho bà bầu nên ưu tiên việc điều trị nội khoa bằng thuốc và đặt hậu môn là chính, không nên can thiệp các biện pháp phẫu thuật, trường hợp bệnh diễn tiến nặng mà bắt buộc phải mổ thì phải chờ cho tới khi sinh xong mới có thể thực hiện được.

Cụ thể, nếu bị trĩ nặng lúc mang thai, nhất là trường hợp búi trĩ sưng quá to, gây đau nhiều, khiến bà bầu không thể đại tiện thì mới cần phẫu thuật. Và trong trường hợp trĩ đã có biến chứng thì cần bắt buộc phải can thiệp kịp thời, tùy theo tình trạng cụ thể của mẹ bầu sẽ có biện pháp xử trí phù hợp.

Tuy nhiên, thời điểm phẫu thuật là ít nhất 6 tuần sau khi sinh, để đảm bảo các mô cơ ở hậu môn đã trở lại bình thường. Bác sĩ sẽ khám và đánh giá chính xác mức độ của trĩ và đưa ra phương án điều trị thích hợp cho mẹ bầu sau sinh để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi và mẹ.

Việc chữa trĩ sau sinh sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể, tuy nhiên, việc chăm sóc mẹ bầu bị trĩ đúng cách là điều bắt buộc cần thực hiện để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu cũng như không làm cho tình trạng bệnh thêm nặng đảm bảo cho quá trình sinh con diễn ra thuận lợi và an toàn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital