Chửa ngoài tử cung bao lâu thì có thai lại bình thường?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Chửa ngoài tử cung bao lâu thì có thai lại là vấn đề mà không ít chị em phụ nữ quan tâm. Theo các bác sĩ sản khoa, việc này sẽ phụ thuộc vào tình hình sức khỏe cũng như loại phương pháp điều trị đã sử dụng ở lần chửa ngoài tử cung trước đó. Vậy tỉ lệ mang thai trở lại bình thường sau khi bị chửa ngoài là như thế nào, hãy cùng theo dõi chi tiết ở bài viết của Thu Cúc TCI dưới đây.

1. Tổng quát về hiện tượng thai ngoài tử cung ở phụ nữ

1.1. Hiện tượng mang thai bên ngoài tử cung là như thế nào?

Thai ngoài tử cung là bệnh lý không thể xem thường đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh lý có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như vỡ vòi trứng, làm cho chảy máu ổ bụng ào ạt và đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân. Khi thai phát triển và làm tổ ở bên ngoài buồng tử cung, chúng có thể xuất hiện ở một số vị trí như: ổ bụng, ống dẫn trứng, vòi trứng. Tuy nhiên theo thống kê, có tới hơn 95% các loại thai ngoài tử cung là sẽ làm tổ ở khu vực vòi trứng. Ngoài những vị trí kể trên, khối thai ngoài còn có thể làm tổ ở những vị trí khác như: sẹo mổ lấy thai cũ, các loại sẹo sau khi phẫu thuật tác động vào phần tử cung,…

chửa ngoài tử cung bao lâu thì có thai lại là câu hỏi nhiều mẹ quan tâm

Thai ngoài tử cung là bệnh lý không thể xem thường đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản

1.2. Những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng phụ nữ bị thai ngoài tử cung là gì?

Vị trí thai ngoài tử cung thường gặp nhất là ở vị trí vòi trứng. Hiện tượng này xảy ra do khi trứng và tinh trùng gặp nhau tạo thành phôi, đã bị kẹt lại ở vòi trứng trong quá trình phát triển và di chuyển về buồng tử cung. Đối với một số trường hợp, thai ngoài xảy ra do phụ nữ gặp các tổn thương hay dị dạng về vòi trứng như: hẹp vòi trứng, ứ dịch ở vòi trứng, có sẹo ở vòi trứng,…

Ngoài ra, có một số những lý do khác làm cho tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh lý chửa ngoài tử cung tăng cao hơn bình thường đó là:

– Phụ nữ đã có tiền sử bị thai ngoài tử cung trước đó. Tới lần mang thai sau sẽ có khả năng sẽ bị lặp lại bệnh lý này.

– Phụ nữ đã từng thực hiện những cuộc phẫu thuật có tác động tới vòi trứng trước đó.

– Các loại phẫu thuật lên khu vực vùng chậu hay vùng bụng cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ bị chửa ngoài tử cung.

– Những người bị mắc các bệnh lý nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục như: lậu, giang mai, sùi mào gà,…cũng có thể là nguyên do gây ra bệnh lý chửa ngoài.

– Một số bệnh lý khác có thể gây ra chửa ngoài như: viêm phần vùng chậu, viêm nội mạc tử cung,…

Ngoài ra, có một số yếu tố dạng nguy cơ có khả năng gây chửa ngoài đó là:

– Những phụ nữ lớn tuổi, mang thai khi lớn tuổi (trên 35 tuổi).

– Người thường xuyên sử dụng các loại thuốc lá, chất kích thích.

– Phụ nữ mang thai bằng phương pháp IVF cũng có nguy cơ gặp chửa ngoài tử cung cao hơn những người mang thai bằng phương pháp tự nhiên.

1.3. Khi bị mang thai ngoài tử cung sẽ có những biểu hiện như thế nào?

Cũng giống như việc mang thai bình thường, khi phụ nữ bị thai ngoài tử cung cũng sẽ thấy xuất hiện một số dấu hiệu như:

– Chậm kinh nguyệt nhiều ngày so với bình thường.

– Có biểu hiện như ốm nghén: đau tức ngực, đau lưng, buồn nôn,…

Tuy nhiên, việc chửa ngoài tử cung sẽ có thêm những dấu hiệu khác đó là:

– Chảy máu khu vực vùng âm đạo bất thường.

– Đau, căng tức một bên vùng bụng dưới.

Lúc này, chị em cần đi thăm khám bác sĩ sản khoa để được kiểm tra và phát hiện sớm nếu như gặp phải tình trạng chửa ngoài tử cung.

2. Tiên lượng việc mang thai lại sau khi bị chửa ngoài tử cung ở phụ nữ

chửa ngoài tử cung bao lâu thì có thai lại cần hỏi bác sĩ

Tỉ lệ mang thai lại vẫn chiếm khá cao, khoảng 80%

2.1. Chửa ngoài tử cung khoảng bao lâu thì có thai lại bình thường?

Theo đó, nếu như chị em đã từng bị chửa ngoài tử cung thì sau đó sẽ vẫn có khả năng mang thai trở lại do vẫn còn một bên ống dẫn trứng và buồng trứng còn hoạt động. Mặc dù tỉ lệ đậu thai và sản xuất trứng sẽ bị giảm đi so với bình thường, tuy nhiên tỉ lệ mang thai lại vẫn chiếm khá cao, khoảng 80%. Do vậy, chị em không nên quá lo lắng làm ảnh hưởng tới khả năng đậu thai.

Tùy vào tình trạng bệnh lý chửa ngoài cũng như các loại phương pháp điều trị đã sử dụng trước đó mà cơ thể sẽ có thời gian hồi phục khác nhau. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa khuyên chị em phụ nữ nên chờ đợi để cơ thể có thời gian hồi phục trở lại từ khoảng 6 tháng cho tới 1 năm thì hãy bắt đầu có thai lại. Điều này vừa giúp hồi phục sức khỏe vừa giúp ổn định lại các chức năng của cơ quan sinh sản.

2.2. Có thai lai sau chửa ngoài tử cung thì cần lưu ý điều gì?

Theo đó, chúng ta không nên quá lo lắng về việc mang thai trở lại sau bệnh lý chửa ngoài tử cung. Ở lần mang thai tiếp theo, chị em nên có sự chủ động chuẩn bị cả về sức khỏe cũng như tinh thần để sẵn sàng cho việc đậu thai thành công. Chị em cũng nên chủ động đi thăm khám bác sĩ sản khoa để nhận được sự tư vấn về chế độ dinh dưỡng cũng như kiểm tra điều kiện sức khỏe của bản thân có phù hợp mang thai bình thường không hay cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ mang thai khác.

3. Cần làm gì để phòng tránh không bị chửa ngoài tử cung?

chửa ngoài tử cung bao lâu thì có thai lại cần xin tư vấn

Chủ động thăm khám phụ khoa với bác sĩ và tầm soát các bệnh lý phụ khoa (nếu có)

Để hạn chế và làm giảm tỉ lệ bị mắc bệnh lý chửa ngoài tử cung, chị em phụ nữ cần lưu ý thực hiện một số điều sau:

– Không nên quan hệ tình dục với nhiều người, tôn trọng mối quan hệ 1:1.

– Thực hiện việc quan hệ tình dục an toàn, tránh làm lây lan các bệnh lý liên quan tới đường tình dục nguy hiểm.

– Không nên hút thuốc lá, sử dụng các loại chất kích thích trước khi có ý định mang thai.

– Chủ động thăm khám phụ khoa với bác sĩ và tầm soát các bệnh lý phụ khoa (nếu có).

– Chủ động sử dụng các biện pháp tránh thai nếu chưa có ý định mang thai trở lại. Điều này nhằm tránh khả năng bị lặp lại bệnh lý chửa ngoài, cũng như làm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản sau này.

– Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình thật sát sao. Nếu thấy có hiện tượng lạ xảy ra thì nên chủ động đi thăm khám bác sĩ cũng như theo dõi các dấu hiệu của: chu kỳ kinh nguyệt, máu kinh nguyệt, hiện tượng đau bụng, mệt mỏi,…

Để đặt lịch thăm khám với bác sĩ Thu Cúc TCI, bạn vui lòng liên hệ qua số tổng đài của chúng tôi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital