Chi tiết về quy trình chụp cộng hưởng từ toàn thân trong tầm soát ung thư

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Trần Hoàng Tùng

Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

Chụp cộng hưởng từ là một trong những phương pháp sàng lọc ung thư có độ chính xác cao, hỗ trợ đắc lực trong chẩn đoán cuối cùng. Quy trình chụp cộng hưởng từ không quá phức tạp. Bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của kỹ thuật viên để buổi chụp diễn ra suôn sẻ nhất.

1. Cộng hưởng từ – “Mắt thần” hỗ trợ đắc lực phát hiện ung thư sớm

1.1 Chụp cộng hưởng từ là gì?

Ung thư là căn bệnh âm thầm tiến triển một cách nguy hiểm, có dấu hiệu dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác ở giai đoạn đầu. Do đó, bạn rất dễ chủ quan, xem nhẹ và bỏ qua. Chỉ tới khi biểu hiện nghiêm trọng hơn thì khi đi kiểm tra, chụp chiếu mới phát hiện bị ung thư.

Chụp cộng hưởng từ (hay còn gọi là chụp MRI) là phương pháp khám chuyên sâu sử dụng từ trường và sóng vô tuyến nhằm thu lại hình ảnh về mô hoặc cơ quan cần khảo sát. Máy MRI có khả năng tạo ra nhiều hình ảnh đa chiều, cho phép quan sát và đánh giá khách quan nhất. Dựa vào kết quả chụp, bác sĩ có thể phát hiện những tổn thương hay khối u có kích thước rất nhỏ bên trong cơ thể. Từ đó giúp bắt bệnh chính xác, không bỏ sót bất kỳ tổn thương nào.

Chụp cộng hưởng từ có những ưu điểm bao gồm:

– Không sử dụng tia X nên có độ an toàn cao. Đảm bảo an toàn cho cả phụ nữ mang thai và thai nhi.

– Kết quả chụp có độ tương phản cao, chi tiết giải phẫu rõ nét giúp pháp hiện chính xác các tổn thương bên trong cơ thể, dù là nhỏ nhất.

– Kết quả chụp sẽ giúp định hướng cho bác sĩ xác định là u lành tính hay ác tính.

– Quy trình chụp đơn giản, chỉ cần nằm lên bàn chụp và giữ nguyên tư thế. Đồng thời nín thở (nếu có yêu cầu từ kỹ thuật viên) trong suốt quá trình thực hiện.

– Chi phí chụp MRI trong các gói tầm soát ung thư sẽ tiết kiệm hơn so với thực hiện lẻ.

chụp cộng hưởng từ là gì

Chụp cộng hưởng từ là phương pháp tầm soát ung thư vô cùng hiệu quả

1.2. Chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện ung thư gì?

Kết hợp với kết quả của các phương pháp sàng lọc khác, chụp cộng hưởng từ giúp khảo sát để phát hiện những bất thường của 5 loại ung thư phổ biến

Ung thư phổi.

Ung thư vú.

– Ung thư buồng trứng.

Ung thư cổ tử cung.

– Ung thư đại trực tràng.

chụp mri có nguy hiểm không

Chụp mri có thể sàng lọc nhiều bệnh ung thư phổ biến hiện nay

2. Quy trình chụp cộng hưởng từ chi tiết

Quy trình chụp cộng hưởng từ sẽ diễn ra lần lượt theo các bước sau:

2.1. Chuẩn bị

Sau khi được chỉ định chụp cộng MRI từ bác sĩ, bạn sẽ tiến tới phòng chụp để:

– Trả lời các câu hỏi liên quan đến tiểu sử sức khỏe, có dị ứng với thành phần nào không,…

– Được hướng dẫn tháo bỏ các phụ kiện kim loại ra khỏi người. Những món đồ sau không được mang trên người trong quá trình chụp gồm:

– Đồ trang sức (ví dụ như vòng cổ, nhẫn, vòng tay,…)

– Chìa khóa

– Máy trợ thính

– Tóc giả

– Kính mắt

– Áo lót có gọng

– Các thiết bị điện tử (điện thoại, đồng hồ, ổ nhớ USB,…)

Sau đó, bạn sẽ được sẽ được phát áo choàng y tế. Áo choàng này sẽ vừa giúp người bệnh thoải mái, vừa giúp hình ảnh chụp được rõ nét.

2.2. Tiến hành chụp

Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc cản quang ở danh mục chụp cộng hưởng từ. Bạn sẽ được tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay. Mục đích của loại thuốc này là cho ra kết quả chụp rõ hơn các cấu trúc bên trong cơ thể.

Sau đó, bạn sẽ bước vào phòng chụp và nằm lên chiếc bàn trượt vào máy MRI. Kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn trước khi bàn trượt đưa vào trong máy chụp. Đồng thời, kỹ thuật viên kiểm tra dây đeo để giữ chắc cơ thể trong suốt quá trình chụp.

Sau đó, kỹ thuật viên rời phòng chụp ra bên ngoài và chỉ có bạn ở lại bên trong. Ở gian phòng bên cạnh, các kỹ thuật viên khác sẽ bắt đầu khởi động máy và bắt đầu quy trình chụp MRI.

Thời gian chụp cộng hưởng từ sẽ diễn ra từ 30-90 phút. Trong khi MRI tạo ra một từ trường mạnh bên trong cơ thể người bệnh, thì một máy tính khác sẽ lấy tín hiệu từ MRI và sử dụng chúng để tạo ra một loạt hình ảnh về khu vực được khảo sát. Mỗi bức ảnh cho thấy một lát mỏng của cơ thể người bệnh. Để có được hình ảnh kết quả tốt, bạn cần nằm yên và lắng nghe sự chỉ dẫn của kỹ thuật viên thông qua hệ thống liên lạc nội bộ.

quy trình chụp cộng hưởng từ

Chụp cộng hưởng từ diễn ra nhẹ nhàng, không đau và không khó chịu

3. Những lưu ý cho người mới chụp cộng hưởng từ lần đầu

3.1. Đối tượng chống chỉ định chụp cộng hưởng từ

Bên cạnh việc tìm hiểu quy trình chụp cộng hưởng từ ra sao, bạn cũng cần biết mình có phải đối tượng đủ điều kiện thực hiện phương pháp này hay không. Nếu thuộc 1 trong những đối tượng dưới đây thì bạn không nên chụp cộng hưởng từ:

– Phụ nữ mang bầu trong 3 tháng đầu tiên.

– Không dùng thuốc cản quang nếu bản thân bị dị ứng hoặc mắc bệnh thận nặng

– Người từng mổ thay van tim và van có thành phần kim loại

– Trong người đang mang một vật liệu ghép từ tính

– Người có máy nghe gắn liền trong ốc tai hay máy kích thích thần kinh

– Các hốc bên trong cơ thể có ống dẫn lưu bằng kim loại

– Người đang có kẹp mạch máu trong sọ

3.2. Các lưu ý khác

Để buổi chụp cộng hưởng từ diễn ra an toàn thì bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Làm theo đầy đủ mọi hướng dẫn của kỹ thuật viên trong phòng máy.

– Không mang đồ trang sức, răng giả, thẻ ATM, các vật dụng bằng kim loại trênh người khi chụp.

– Cố gắng giữ nguyên tư thế, không cử động mạnh trong quá trình chụp.

– Nếu bản thân đang đặt các thiết bị điện tử như máy khử rung, máy trợ thính, máy tạo nhịp nhân tạo thì không nên thực hiện.

– Cần báo trước với bác sĩ nếu bản thân mang theo van tim nhân tạo, vòng tránh thai, chỏm xương nhân tạo,.. thì để được chỉ định thực hiện phù hợp.

– Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để kết quả chụp chính xác nhất. Các cơ sở uy tín sẽ đảm bảo về sự đầu tư trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn yêu cầu quốc tế. Tại Hà Nội, bạn có thể tham khảo lựa chọn Hệ thống y tế Thu Cúc – TCI. Tại đây TCI sở hữu dàn máy chụp cộng hưởng từ MRI thế hệ mới giúp quy trình diễn ra nhanh chóng, chính xác, đồng bộ, tiết kiệm thời gian của bạn.

nên chụp mri ở đâu

Bạn hãy lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện chụp mri an toàn

Trên đây là quy trình chụp cộng hưởng từ chi tiết, huy vọng qua bài viết này thì bạn đọc đã hiểu hơn về từng bước thực hiện phương pháp sàng lọc chuyên sâu này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital