Chỉ làm xét nghiệm máu tầm soát ung thư đại tràng có được không?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Xét nghiệm máu có phải là cách tầm soát ung thư đại tràng hiệu quả? Chỉ thực hiện mỗi xét nghiệm máu thì kết quả có chính xác không? Ngoài xét nghiệm máu tầm soát ung thư đại tràng thì còn có những phương pháp sàng lọc nào khác? Đây chắc hẳn là những thắc mắc chung của nhiều người có mong muốn đi sàng lọc ung thư. Cùng tìm hiểu kỹ hơn tại đây!

1. Xét nghiệm máu trong tầm soát ung thư đại tràng

1.1. Vì sao có danh mục xét nghiệm máu trong quy trình tầm soát ung thư

Tầm soát ung thư là việc kiểm tra sức khỏe nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu tiền ung thư, các khối u mới hình thành. Từ đó có thể kịp thời can thiệp và ngăn cản khối u tiến triển và lan rộng.

Xét nghiệm máu là danh mục không thể thiếu trong việc sàng lọc ung thư. Danh mục này nhằm mục đích là tìm kiếm các dấu vết ung thư lưu hành trong máu. Vì khối u có thể tiết ra một số chất đặc trưng đủ nhiều để đo được qua xét nghiệm máu.

xét nghiệm máu tầm soát ung thư đại tràng

Xét nghiệm máu có giúp hỗ trợ chẩn đoán ung thư cùng với kết quả sàng lọc chuyên sâu khác

1.2. Các chỉ số xét nghiệm máu tầm soát ung thư đại tràng

Với mỗi loại ung thư sẽ có một hoặc một vài chỉ số xét nghiệm máu khác nhau. Đối với ung thư đại tràng thì có 3 chỉ số đặc trưng bao gồm:

– CEA

– CA 19-9

– CA 72-4

3 chỉ số này là yếu tố căn cứ để xác định xem có sự xuất hiện của ung thư đại tràng hay không. Kết quả thu được sẽ góp phần hỗ trợ chẩn đoán cuối cùng của bác sĩ.

2. Xét nghiệm máu tầm soát ung thư đại tràng có chính xác không

Nhiều người thắc mắc “Không biết xét nghiệm máu tầm soát ung thư đại tràng không thôi có chính xác không?”. Điều này là không chắc chắn chính xác 100%.

Thông thường, nếu chỉ số xét nghiệm CEA, CA 19-9 và CA 72-4 có nồng độ tăng cao, vượt ngưỡng trị số cho phép thì khả năng cao có sự xuất hiện của tế bào ung thư. Tuy nhiên, một số trường hợp rơi vào tình trạng dương tính giả. Tức là nồng độ của CEA, CA 19-9 và CA 72-4 tăng cao không có nghĩa bạn mắc ung thư đại tràng.

CEA có thể tăng cao ở những người có bệnh lý mạn tính như bệnh viêm đường ruột, tiểu đường, xơ gan, loét dạ dày,…Thậm chí người hút thuốc lá lâu ngày cũng có thể làm tăng chỉ số này.

Bên cạnh đó, độ nhạy của CEA sẽ thay đổi theo từng giai đoạn. Với giai đoạn sớm thì độ nhạy không cao, chỉ tầm 21%. Chỉ tới khi sang giai đoạn II và III thì độ nhạy mới tăng lên lần lượt là 39% và 42%.

tầm soát ung thư đại tràng là gì

Không thể chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm máu để khẳng định có mắc ung thư hay không

3. Các phương pháp sàng lọc kết hợp khác

Việc tầm soát ung thư đại tràng không chỉ dùng mỗi xét nghiệm máu mà còn cần áp dụng thêm các phương pháp chuyên sâu khác.

3.1. Tìm máu ẩn trong phân

Ngoài xét nghiệm máu tầm soát ung thư đại tràng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm cả tìm máu ẩn trong phân. Ở người có sức khỏe bình thường, khi đi ngoài sẽ không có lẫn máu trong phân. Nhưng khi xuất hiện tế bào ung thư sẽ nảy sinh tình trạng tăng sinh mạch nhiều, các mạch máu dễ bị tổn thương khi có phân đi qua. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của khối polyp hay viêm loét ở đường ruột. Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân có độ nhạy cao, có giá trị gợi ý cùng các phương pháp sàng lọc chuyên sâu khác khi đi kèm.

3.2. Chụp X-quang đại tràng có cản quang

Phương pháp này cho ra kết quả hình ảnh dễ quan sát, nhận ra sự hiện diện của khối u nếu có. Quy trình thực hiện chụp X-quang đại tràng diễn ra nhẹ nhàng. Bạn sẽ được chỉ dẫn chi tiết từ kỹ thuật viên để có được kết quả thăm khám chính xác nhất.

3.3. Nội soi đại tràng

Nội soi là một phương pháp sàng lọc ung thư chuyên sâu mang lại kết quả chính xác cao. Nhằm mục đích là phát hiện những bất thường xuất hiện tại khu vực cần khảo sát.

Phương pháp nội soi đại tràng có ưu điểm:

– Cho phép quan sát toàn bộ bên trong đại tràng, có thể phát hiện những yếu tố bất thường.

– Đánh giá xem có bị nhiễm vi khuẩn HP, có xuất hiện các polyp ác tính hay không.

– Có thể thực hiện sinh thiết để cắt bỏ các khối u/polyp nhỏ hoặc giải phẫu bệnh lý.

Có 2 phương pháp nội soi phổ biến:

– Phương pháp nội soi thường.

– Phương pháp nội soi gây mê.

nội soi đại tràng

Nội soi là phương pháp sàng lọc có độ chính xác cao, có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra dấu ấn ung thư

3.4. Chụp CT hoặc Chụp MRI

Nếu có nghi ngờ của ung thư đại tràng, bạn sẽ thực hiện thêm chụp CT hoặc chụp MRI. Mục đích chính là xác định vị trí, kích thước và các tổ chức xung quanh khối u. Đồng thời hỗ trợ chẩn đoán xem đã di căn sang các bộ phận khác chưa. Dựa vào các kết quả thu được thì bác sĩ mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

3.5. Sinh thiết

Dựa vào các kết quả như tìm máu ẩn trong phân, xét nghiệm máu tầm soát ung thư đại tràng,… đều hướng tới nghi ngờ mắc ung thư thì sinh thiết sẽ được chỉ định thực hiện. Điều này giúp củng cố cho kết luận chẩn đoán cuối cùng được chuẩn xác nhất. Và sinh thiết thường được thực hiện trong quá trình nội soi đại tràng.

4. Lưu ý trước khi làm xét nghiệm máu trong sàng lọc ung thư

Kết quả xét nghiệm máu có chính xác hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trước ngày làm xét nghiệm máu, bạn cần lưu ý một vài điều sau:

– Nhịn ăn ít nhất từ 8-12 tiếng trước khi lấy máu

– Nên thực hiện làm xét nghiệm máu vào buổi sáng để tránh tình trạng tụt huyết áp, choáng váng do nhịn đói quá lâu.

– Không sử dụng các chất kích thích, các đồ uống có cồn trước ngày đi khám.

– Giữ tâm lý thoải mái, không nên quá căng thẳng hay lo lắng.

– Trong suốt quá trình lấy máu, bạn nên thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế. Điều này giúp cho việc lấy máu diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn.

Ngoài ra, kết quả lấy máu xét nghiệm chính xác hay không còn phụ thuộc vào địa chỉ y tế bạn chọn. Tốt nhất nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có máy móc xét nghiệm hiện đại và đội ngũ kĩ thuật viên tay nghề cao. Tại Hà Nội, bạn có thể tham khảo các cơ sở y tế được nhiều người lựa chọn. Trong đó, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là cái tên không thể bỏ qua.

lưu ý khi làm xét nghiệm máu

Trên đây là thông tin về vấn đề “Chỉ thực hiện xét nghiệm máu tầm soát ung thư đại tràng không thôi có chính xác không?”. Hy vọng bạn có thêm kiến thức bổ ích cũng như cái nhìn đúng về vấn đề này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital