Chế độ ăn uống và bệnh sỏi thận

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và kiểm soát tiến triển của bệnh sỏi thận. Dinh dưỡng hợp lý còn góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tái phát bệnh về sau.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ phát triển sỏi thận?

Chế độ ăn uống là một trong nhiều yếu tố có thể thúc đẩy hoặc ức chế sự hình thành sỏi thận.Thông thường thức ăn được chuyển hóa thành năng lượng, các axit amin, axit béo, vitamin và các chất cần thiết để phát triển và duy trì các hoạt động cơ thể. Các chất thải dư thừa trong máu sẽ được vận chuyển tới thận và bài tiết qua nước tiểu. Ở một số người, khi các chất thải trong nước tiểu không được hòa tan hoàn toàn sẽ dẫn đến sự hình thành các tinh thể. Quá trình lắng đọng tiếp tục dẫn đến hình thành sỏi.

Lượng chất lỏng cần tiêu thụ mỗi ngày để ngăn ngừa hình thành sỏi thận là bao nhiêu?

Lượng chất lỏng một người cần uống phụ thuộc vào thời tiết và mức độ hoạt động của người đó.
Lượng chất lỏng một người cần uống phụ thuộc vào thời tiết và mức độ hoạt động của người đó.

Lượng chất lỏng một người cần uống phụ thuộc vào thời tiết và mức độ hoạt động của người đó. Những người đã từng bị sỏi thận nên uống đủ nước và các chất lỏng khác để sản xuất ít nhất 2 lít nước tiểu mỗi ngày. Người bệnh có thể được yêu cầu giữ lại lượng nước tiểu trong 24 giờ. Căn cứ vào lượng nước tiểu bài tiết bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân về việc tăng lượng nước uống nếu cần thiết. Những người làm việc hoặc tập thể dục trong thời tiết nóng cần nhiều chất lỏng hơn bình thường để bù lại lượng chất lỏng đã mất qua mồ hôi. Uống đủ nước sẽ giúp giữ cho nước tiểu loãng và làm tan các chất có thể hình thành sỏi.

Muối trong chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành sỏi thận?

Muối được tạo thành từ natri và clorua. Natri trong muối, khi bài tiết qua thận, khiến nhiều canxi được bài tiết vào nước tiểu.Nồng độ cao của canxi trong nước tiểu kết hợp với oxalat và phốt pho để tạo thành sỏi. Giảm lượng muối ăn để giảm lượng canxi và hạn chế hình thành sỏi thận.
Theo khuyến cáo của các tổ chức y tế, nên tiêu thụ khoảng 2.400 mg muối/ngày. Những người dùng thuốc, chẳng hạn như hydrochlorothiazide, chlorthalidone, hoặc indapamide-để ngăn ngừa sỏi vẫn cần phải giảm bớt lượng muối trong chế độ ăn uống.
Protein động vật trong chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành sỏi thận?

Những người có sỏi acid uric nên hạn chế tiêu thụ thịt.
Những người có sỏi acid uric nên hạn chế tiêu thụ thịt.

Thịt và các protein động vật khác, chẳng hạn như trứng và cá có chứa nhiều purin, chất bị phá vỡ thành các axit uric trong nước tiểu. Những loại thực phẩm  giàu purin bao gồm nội tạng như gan. Những người có sỏi axit uric nên hạn chế tiêu thụ thịt.
Protein động vật làm từ bơ cũng có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi canxi bằng cách gia tăng sự bài tiết canxi và làm giảm sự bài tiết của citrat trong nước tiểu. Citrat ngăn ngừa sỏi thận, nhưng các axit trong protein động vật lại làm giảm citrat trong nước tiểu.

Canxi trong chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ tạo thành sỏi thận?

Canxi từ thức ăn không làm tăng nguy cơ sỏi canxi oxalat. Canxi trong đường tiêu hóa liên kết với oxalat từ thức ăn và ngăn chặn oxalate xâm nhập vào máu, và sau đó đường tiết niệu, nơi nó có thể hình thành sỏi. Những người bị sỏi canxi oxalat nên tiêu thụ 800 mg canxi trong chế độ ăn uống mỗi ngày, không chỉ để phòng ngừa sỏi thận mà còn để duy trì mật độ xương.

Oxale trong chế độ ăn uống tác động như thế nào đến nguy cơ phát triển sỏi thận?

Một số oxale trong nước tiểu do cơ thể tạo ra. Nhưng ăn những loại thực phẩm nhất định có hàm lượng cao oxalat có thể làm tăng lượng oxalat trong nước tiểu, sau đó kết hợp với canxi để tạo sỏi canxi oxalat.
Tránh những thực phẩm như rau bina, đại hoàng, quả hạch, cám lúa mì có thể giúp giảm lượng oxalat trong nước tiểu. Ăn thực phẩm có chứa canxi cũng làm giảm oxalat trong nước tiểu. Canxi liên kết với oxalat trong đường tiêu hóa khiến oxalat không được bài tiết vào nước tiểu.
Các loại thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất có liên quan tới nguy cơ sỏi thận không?

Những người có rủi ro cao hình thành sỏi thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất.
Những người có nguy cơ cao bị sỏi thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất.

Thuốc bổ sung vitamin C hoặc D có thể  góp phần hình thành sỏi.  Vitamin C là ascorbate và có thể được chuyển hóa thành oxalat trong cơ thể. Các bác sĩ khuyên không tiêu thụ quá 500 mg mỗi ngày đối với những người đã có sỏi thận. Thuốc uống bổ sung canxi nên được uống trong bữa ăn để có thể liên kết với oxalat trong thực phẩm mà chúng ta ăn uống hàng ngày, ngăn chặn hình thành sỏi thận. Những người có rủi ro cao hình thành sỏi thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital