Chăm sóc răng miệng ở người lớn tuổi

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Chăm sóc răng miệng là điều vô cùng cần thiết với bất cứ lứa tuổi nào, đặc biệt là người già. Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua một số câu hỏi ngắn trong bài viết sau đây.

Người cao tuổi không bị sâu răng?

Trên thực tế, người lớn mới là đối tượng thường xuyên bị sâu răng hơn bởi:

Trên thực tế, người lớn mới là đối tượng thường xuyên bị sâu răng hơn.

Sai. Sâu răng không chỉ xảy ra ở trẻ em. Trên thực tế, người lớn mới là đối tượng thường xuyên bị sâu răng hơn bởi:

  • Không phải lúc nào nước và kem đánh răng cũng cung cấp đầy đủ flo để giữ cho răng chắc khỏe. Nếu không nhận được đủ lượng flo cần thiết khi còn trẻ, rất có thể khi lớn tuổi sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị sâu răng.
  • Những vết trám răng cũ có thể là điểm chính cho sâu răng trở lại.
  • Khi người ta lớn tuổi hơn, nướu có xu hướng co rút, để chân răng tiếp xúc nhiều với không khí, đồ ăn, thức uống…làm tăng nguy cơ sâu răng.
  • Nhiều trường hợp bị khô miệng. Đây có thể là một tác dụng phụ của thuốc hoặc bệnh lý nào đó. Nước bọt không chỉ giữ cho miệng luôn ẩm ướt mà còn có tác dụng bảo vệ răng khỏi bị sâu, giúp chữa lành vết loét trong miệng và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Tôi không bị sâu răng hay viêm lợi nhưng răng lại siêu nhạy cảm với nóng hoặc lạnh?

Điều này có thể xảy ra với bất cứ ai. ở mọi lứa tuổi. Trong đó mô nướu bị kéo tụt để lộ phần chân răng, làm cho khu vực này trở nên đặc biệt nhạy cảm khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh.
Để giải quyết vấn đề răng nhạy cảm, sử dụng nước súc miệng có chứa flo hoặc chuyển sang loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm. Nếu vấn đề nghiêm trọng hơn, nha sĩ dán các phục hình giống màu răng bằng các vật liệu dán để để đóng bít bề mặt chân răng bị lộ, đồng thời tạo một hàng rào bảo vệ răng khỏi các kích thích từ bên ngoài hoặc ghép mô mềm.

Hút thuốc trong thời gian dài ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe răng miệng?

 Những người hút thuốc có nguy cơ bị viêm lợi nhiều hơn, có nhiều mảng bám răng và cao răng ở cả trên và dưới lợi.

Những người hút thuốc có nguy cơ bị viêm lợi nhiều hơn, có nhiều mảng bám răng và cao răng ở cả trên và dưới lợi.

Trước hết hút thuốc lá gây vàng răng, hôi miệng. Thói quen xấu này làm tăng mức độ nặng và lan rộng của bệnh vùng quanh răng. Những người hút thuốc có nguy cơ bị viêm lợi nhiều hơn, có nhiều mảng bám răng và cao răng ở cả trên và dưới lợi. Người trẻ hút thuốc nhiều có nguy cơ bị viêm lợi hoại tử loét, đây là một loại bệnh nặng và nhanh chóng dẫn đến viêm quanh răng hoại tử loét, cuối cùng là mất răng. Những người có sức khỏe tốt mà hút thuốc kéo dài nhiều năm sẽ có nguy cơ bị viêm quanh răng mạn tính, bệnh tiến triển từ từ làm lung lay nhiều răng.
Ngoài ra việc hút thuốc lâu dài làm tăng nguy cơ ung thư miệng. Nếu phát hiện có vết lở loét hoặc sưng ở trong miệng, hãy chú ý theo dõi.

Nếu không còn răng và chỉ sử dụng răng giả có cần phải đi khám nha khoa định kỳ không?

Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, nên kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ ít nhất là 1 lần/năm. Ở người già, có thể có vấn đề về răng miệng mà không hề biết.
Bác sĩ có thể tìm kiếm dấu hiệu của ung thư miệng  và các vấn đề y tế khác của miệng, đầu, cổ. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ kiểm tra răng giả, điều chỉnh cho phù hợp với tình trạng thực tế cũng như vệ sinh làm sạch.

Trước đây răng giả của tôi sử dụng rất tốt nhưng bây giờ lại cảm thấy không thoải mái. Tôi nên làm gì?

Khi già đi, nướu và xương trong miệng thay đổi hình dạng là điều bình thường. Điều này có thể làm cho nhiều người cảm thấy răng giả lỏng lẻo. Nếu gặp phải tình trạng này nên tới gặp bác sĩ để được điều chỉnh cho phù hợp. Đừng cố gắng tự thay đổi hình dạng của răng giả, bạn có thể làm hỏng chúng.

Khi đi khám răng miệng có cần phải cho bác sĩ biết về loại thuốc đang sử dụng hay không?

Trước khi tới gặp bác sĩ, nên viết một danh sách hoặc ghi nhớ liệt kê lại những loại thuốc hiện đang sử dụng, bao gồm liều lượng và tần suất uống. Các loại thuốc không cần kê đơn, thảo dược và chất bổ sung cũng là thông tin không đươc bỏ sót. Bác sĩ sẽ dựa vào những thông tin này để đưa ra kế hoạch điều trị và chăm sóc răng miệng phù hợp. Bên cạnh đó, đừng quên cho bác sĩ biết về tình trạng sức khỏe trong thời gian gần đây.

Trước khi tới gặp bác sĩ, nên viết một danh sách hoặc ghi nhớ liệt kê lại những loại thuốc hiện đang sử dụng, bao gồm liều lượng và tần suất uống.

Trước khi tới gặp bác sĩ, nên viết một danh sách hoặc ghi nhớ liệt kê lại những loại thuốc hiện đang sử dụng, bao gồm liều lượng và tần suất uống.

Tôi ghe nói rằng cấy ghép nha khoa là một thay thế cho răng giả. Có phải ai bị mất răng cũng có thể thực hiện cấy ghép nha khoa?

Điều may mắn là ở hiện tại, sức khỏe răng miệng của người cao tuổi đã được cải thiện đáng kể, có người giữ được răng chắc khỏe rất lâu. Tuy nhiên một số trường hợp sẽ phải lắp răng giả, làm cầu răng hoặc cấy ghép nha khoa.
Cấy ghép nha khoa là lựa chọn tốt cho những người bị mất răng do bệnh nha chu hoặc chấn thương. Tuy nhiên phương pháp này không áp dụng cho tất cả mọi người. Người bệnh cần có nướu răng khỏe mạnh và đủ xương để cấy ghép tại chỗ. Hãy hỏi ý kiến của nha sĩ để biết có thể thực hiện được cấy ghép nha khoa hay không.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital