Chăm sóc răng bị viêm lợi và những lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

“Chăm sóc răng bị viêm lợi thế nào mới đúng” và “đâu là những điều cần lưu ý khi bị viêm lợi” là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Trên thực tế, rất nhiều câu trả lời đã được đưa ra. Thế nhưng không phải tất cả đều an toàn và đem lại hiệu quả. Thậm chí, nếu không được áp dụng cẩn thận, chúng rất dễ để lại những biến chứng về sau. Sau đây, chúng ta hãy cùng điểm qua một vài lưu ý và cách thức được hầu hết các chuyên gia y tế khuyên dùng.

1. Những đặc điểm nhận biết bệnh viêm lợi

Viêm lợi là vấn đề về răng miệng nhiều người mắc phải. Tùy vào mức độ vi khuẩn và mảng bám trên răng, tình trạng nghiêm trọng của viêm lợi sẽ khác nhau.

Người bình thường với phần lợi không bị viêm thường sẽ có màu hồng nhạt. Đồng thời, lợi không bị sưng đỏ hay chảy máu khi tác động nhẹ. Đặc biệt, ta cũng có thể nhận biết qua hơi thở. Người có lợi khỏe mạnh thường hơi thở thơm tho, không bị mùi khó chịu.

Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm lợi:

– Lợi sưng đỏ. Màu lợi sưng càng đậm đồng nghĩa tình trạng viêm càng nghiêm trọng.

– Có nhiều mảng bám và cao răng xuất hiện ở vị trí lợi bị sưng.

– Lợi bị tụt xuống so với phần chân răng. Tổ chức chân răng phần lợi bị viêm lỏng.

– Hơi thở có mùi khó chịu.

– Dễ bị chảy máu khi đánh răng hay tác động nhẹ.

Mặc dù viêm lợi không quá đáng ngại như nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị và chăm sóc kịp thời sẽ rất dễ gây trở nặng cùng nhiều hậu quả khó lường.

2. Những nguy cơ khó lường khi lơ là chăm sóc răng bị viêm lợi

2.1 Viêm nha chu

Trong trường hợp không điều trị viêm lợi kịp thời, tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang viêm nha chu. Những triệu chứng của viêm nha chu có thể kể đến như:

– Ấn vào phần túi lợi thấy dịch chảy ra.

– Lợi chảy máu mà không chịu bất kỳ tác động nào.

– Hơi thở có mùi khó chịu.

chăm sóc răng bị viêm lợi

Viêm lợi nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới viêm nha chu

– Răng lung lay làm ảnh hưởng tới khả năng nhai, ăn thức ăn.

Sang tới giai đoạn viêm nha chu, các mô nâng đỡ răng bên dưới lợi bắt đầu bị phá hủy. Vì vậy, hãy kiểm tra và điều trị kịp thời viêm lợi ngay từ đầu để tránh những biến chứng nghiêm trọng sau này.

2.2 Tiểu đường

Viêm lợi và tiểu đường tưởng chừng không liên quan tới nhau nhưng lại là nguyên nhân và hệ quả gián tiếp. Khi tình trạng viêm lợi càng nặng, phần lợi càng bị tụt sâu. Điều này làm lộ chân răng và đồng thời khiến các xương mô hàm dần bị phá hủy. Khi tình trạng này tiếp tục kéo dài, tuyến tụy sẽ phải liên tục tiếp thêm insulin. Và đây chính là nguyên nhân dẫn đến suy nhược tuyến tụy, gây tiểu đường.

2.3 Mất răng

chăm sóc răng bị viêm lợi

Viêm lợi có thể dẫn đến nguy cơ bị mất răng

Trên thực tế, cho sự chủ quan trước việc vệ sinh răng khi đang viêm lợi mà nhiều bệnh nhân đã phải đối mặt với việc bị mất răng. Đây được coi là giai đoạn thứ ba của viêm lợi (sau viêm nha chu) và cũng là giai đoạn nặng nhất.

Tình trạng mất răng không chỉ ảnh hưởng lớn tới tính thẩm mỹ mà còn dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng:

– Khó khăn trong việc nhai thức ăn, làm giảm cảm giác ngon miệng. Từ có, không cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

– Nguy cơ bị tiêu xương hàm cao. Do hạn chế việc nhai thức ăn, phần xương hàm bị giảm độ kích thích. Theo thời gian, răng sẽ bị tiêu dần.

– Ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của các răng còn lại.

– Lão hóa sớm do bị thiếu răng, cấu trúc gương mặt thay đổi.

3. Cách chăm sóc răng khi viêm lợi hiệu quả

3.1 Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách là tiêu chí đầu tiên để có một hàm răng khỏe mạnh. Và điều đầu tiên, đó là hãy đánh răng thường xuyên từ 2-3 lần / ngày. Việc vệ sinh răng miệng đều đặn sẽ làm giảm khả năng tích tụ vi khuẩn, hình thành mảng bám. Từ đó, răng sẽ có một môi trường “xanh” để phát triển.

Bên cạnh việc đánh răng đều đặn, ta cũng cần lưu ý về cách thức đánh răng. Đặc biệt, tránh việc sử dụng lực quá mạnh chà xát vào răng. Cùng với đó, người dùng nên chọn những loại bàn chải có đầu lông mềm. Nó sẽ giúp “nâng niu” phần nướu và hàm răng một cách tốt nhất.

3.2 Chăm sóc răng bị viêm lợi với nước muối

Súc miệng nước muối là lời khuyên của mọi nha sĩ đối với bệnh nhân. Chỉ đơn giản là sự kết hợp giữa nước trắng và muối tinh nhưng đem lại hiệu quả đáng ngờ.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong thành phần của muối chứa tinh chất có lợi cho răng miệng. Điển hình như giúp cải thiện men răng, hỗ trợ diệt vi khuẩn, vệ sinh răng miệng,… Nhờ vậy, khi sử dụng nước muối, phần lợi của chúng ta cũng sẽ tránh được sự tấn công của vi khuẩn gây viêm, nhiễm trùng.

3.3 Chăm sóc răng bị viêm lợi với mật ong

Một cái tên giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm lợi tiếp theo cũng rất phổ biến chính là mật ong. Trong thành phần của mật ong tự nhiên có chứa chất kháng khuẩn. Đây là yếu tố có lợi cho răng miệng, hỗ trợ rất tốt cho việc giảm viêm tự nhiên.

Có 2 cách để sử dụng mật ong trong trường hợp bị viêm lợi. Đó là dùng bôi trực tiếp buổi sáng khi đã đánh răng hoặc dùng súc miệng với chanh. Đây được cho là hai bài thuốc hữu hiệu trong việc điều trị viêm lợi dạng nhẹ.

4. Những lưu ý để phòng tránh bị viêm lợi

4.1 Hạn chế các thực phẩm cay nóng, gây khô miệng

Nhắc tới “kẻ thù” của viêm lợi, ta không thể bỏ qua thực phẩm cay nóng, gây khô miệng. Những loại thức ăn chứa nhiều gia vị cay như ớt, hạt tiêu,… sẽ khiến vùng lợi sưng bị kích thích. Đồng thời, một môi trường khô nóng sẽ rất thuận lợi cho những vi khuẩn có hại phát triển. Từ đó, tình trạng viêm lợi cũng trở nên nghiêm trọng hơn.

4.2 Hạn chế dùng tăm tre xỉa răng

Sử dụng tăm tre để vệ sinh răng khi đang bị viêm lợi là điều không nên. Hành động này sẽ tác động, dễ gây chảy máu chân răng khiến vi khuẩn xâm nhập. Thay vì sử dụng tăm tre, chỉ nha khoa là một phương pháp vừa an toàn lại hiệu quả cho khoang răng miệng.

4.3 Bổ sung đủ nước mỗi ngày

Khô nóng là môi trường ưa thích của vi khuẩn khoang răng miệng. Vì vậy, để hỗ trợ cho việc chăm sóc răng khi lợi viêm cũng như tránh nguy cơ nhiễm bệnh, việc uống đủ nước là rất quan trọng. Và khuyến nghị là hãy nạp vào cơ thể trung bình từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày cho một cơ thể khỏe mạnh.

4.4 Kiểm tra, theo dõi sức khỏe răng miệng định kỳ

chăm sóc răng bị viêm lợi

Kiểm tra định kỳ để có một hàm răng khỏe mạnh

Theo nhiều khảo sát và nghiên cứu, nguyên nhân chủ yếu gây viêm lợi chính là cao răng. Và việc vệ sinh răng miệng hàng ngày tại nhà không thể lấy đi toàn bộ các thức ăn còn sót lại. Lâu dần, chúng sẽ tích tụ thành mảng bám và tiếp đến là cao răng.

Để hạn chế tối đa tình trạng này, mọi người hãy rèn luyện cho mình thói quen khám sức khỏe răng miệng định kỳ. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu khả năng viêm lợi. Nó còn giúp phát hiện, ngăn ngừa kịp thời nhiều bệnh lý khác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital