Cha mẹ làm gì với viêm thanh quản ở trẻ nhỏ

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Viêm thanh quản là tên gọi chung cho những bệnh lý viêm nhiễm ở thanh quản, phế quản, khí quản. Bệnh khá phổ biến dễ gặp ở trẻ em, đặc biệt trong thời điểm giao mùa. Tuy không quá nghiêm trọng nhưng để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng phức tạp. Do vậy, cha mẹ cần hiểu rõ để phản ứng kịp thời với viêm thanh quản ở trẻ nhỏ.

1. Tìm hiểu xung quanh bệnh viêm thanh quản ở trẻ nhỏ

Viêm niêm mạc ở thanh quản sẽ dẫn tới bệnh viêm thanh quản. Tùy mức độ nghiêm trọng và cách điều trị mà bệnh có thể chuyển biến dạng cấp tính hay mạn tính. Viêm thanh quản cấp tính chỉ kéo dài dưới 3 tuần. Nhưng viêm mạn tính sẽ diễn biến lâu hơn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe khó lường.

1.1. Nguyên nhân gây viêm thanh quản ở trẻ nhỏ

Xét dưới góc độ trực tiếp, viêm nhiễm thanh quản do virus, vi khuẩn gây nên như: Virus cúm, APC, vi khuẩn phế cầu,…
Các tác nhân khách quan do lối sống, điều kiện sống và bệnh nền có thể là:

– Trẻ mắc các bệnh khác về hô hấp như viêm xoang, viêm amidan, viêm phổi,…

– Cảm lạnh

Trào ngược dịch dạ dày

– Dị ứng

– Trẻ hò hét, lớn tiếng

Tìm hiểu xung quanh bệnh viêm thanh quản ở trẻ nhỏ

Trẻ hò hét, lớn tiếng là nguyên nhân gây viêm thanh quản

– Môi trường sống nhiều khói bụi, khói thuốc

– Khí hậu ẩm ướt, thay đổi thất thường

Những điều kiện này là môi trường lý tưởng để vi khuẩn, virus phát triển vùng thanh quản, gây tình trạng viêm nhiễm.

1.2. Bệnh viêm thanh quản nguy hiểm cho trẻ ra sao?

Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 3% trẻ em bị viêm thanh quản. Ở độ tuổi dưới 3t, đường hô hấp của trẻ còn nhỏ. Do đó có khả năng nhiễm bệnh cao hơn bình thường.
Viêm thanh quản có diễn biến bất thường, dễ tái phát nhiều lần. Nếu bệnh thông thường chỉ kéo dài khoảng 3 ngày. Nhưng nếu để bệnh nặng sẽ dẫn tới viêm cấp tính hay mạn tính. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể kéo theo các biến chứng nhiễm trùng tai, phổi, cản trở đường thở của trẻ và gây tử vong.

2. Xử lý bệnh viêm thanh quản ở trẻ

Để tránh viêm thanh quản trở nặng, cha mẹ cần trang bị kỹ cách nhận biết và xử lý kịp thời cho con trẻ.

2.1. Khi nào cần đưa trẻ tới bác sĩ?

Tùy tình trạng bệnh, mà trẻ bị viêm thanh quản có các biểu hiện khác nhau. Điển hình là một số triệu chứng hô hấp như:

– Ho sặc sụa

– Sốt khoảng 37.5 – 38.5 độ C

– Chảy nước mũi

Xử lý bệnh viêm thanh quản ở trẻ

Trẻ bị viêm thanh quản có các biểu hiện khác nhau như chảy mũi, sốt,…

– Đau họng

– Thở khò khè

– Khàn họng

Các dấu hiệu nặng hơn vào ban đêm, kéo dài và có xu hướng tăng dần lên nếu không được điều trị. Đối mặt với tình trạng này, cha mẹ không nên tự ý cho con dùng thuốc mà nên đưa con tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Trường hợp bệnh ủ lâu khiến trẻ thở rít, khó thở, vật vã, tím tái toàn thân, có thể đã bị nghẽn đường hô hấp, ảnh hưởng tới tính mạng.

2.2. Cách điều trị viêm thanh quản cho trẻ

Trong quá trình thăm khám, tùy theo kết quả chẩn đoán và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Với trẻ viêm thanh quản mức độ nhẹ, không khó thở được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, tiêu viêm, tiêu đờm, giảm ho. Đồng thời phụ huynh cần thực hiện các biện pháp giảm tác động cho đường hô hấp của trẻ như hạn chế để trẻ hét, nói, nhiễm lạnh, cùng chế độ ăn uống đầy đủ, nâng cao đề kháng.
Trẻ khó thở thanh quản độ I được đưa vào điều trị nội khoa. Khó thở độ II, III sẽ phải mở khí quản.
Trường hợp trẻ điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc viêm thanh quản có hạt xơ dây thanh, bác sĩ sẽ cân nhắc dùng phương pháp phẫu thuật.

Khi nào cần đưa trẻ tới bác sĩ?

Hình ảnh mô tả viêm thanh quản ở trẻ

3. Chăm sóc trẻ bị viêm thanh quản như thế nào là tốt?

Song song với việc chữa bệnh bằng thuốc, cha mẹ nên chăm sóc trẻ đúng cách để cải thiện tình trạng bệnh, tránh tái phát.

3.1. Chăm sóc tại nhà cho trẻ viêm thanh quản

Trẻ nhỏ khi bị bệnh dễ dẫn tới tâm lý sợ hãi, hốt hoảng. Do đó bậc phụ huynh cần trấn an bé, chăm sóc nhẹ nhàng mà vẫn đảm bảo hiệu quả:

– Tạo môi trường yên tĩnh cho trẻ nghỉ ngơi

– Hạn chế trẻ khóc, nói, hò hét

– Cho trẻ uống nước ấm

– Kiêng các loại gia vị kích thích như tiêu, ớt

Cách điều trị viêm thanh quản cho trẻ

Uống nước ấm giúp giảm tổn thương đường hô hấp cho trẻ

– Bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng

– Giúp trẻ vận động nhẹ nhàng

Đặc biệt, khi trẻ có dấu hiệu bất thường, cần đưa ngay tới gặp bác sĩ để nhận tư vấn kịp thời.

3.2. Phòng ngừa viêm thanh quản ở trẻ nhỏ như thế nào?

Để tránh lây lan hay tái phát viêm thanh quản, cha mẹ nên chú ý tránh xa trẻ khỏi khói bụi và tiếp xúc với người bị bệnh hô hấp. Trẻ cần được giữ ấm và chích ngừa đầy đủ. Đồng thời chế độ dinh dưỡng cũng phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Phụ huynh cũng nên cho trẻ đi khám định kỳ mỗi năm để phát hiện sớm các nguy cơ về bệnh hô hấp nói chung, bệnh lý khác nói riêng.
Với trẻ nhỏ, bậc làm cha mẹ nên lưu tâm hơn cũng như sẵn sàng kiến thức để phản ứng xử lý bất thường sức khỏe của con. Nhờ đó con phát triển khỏe mạnh, toàn diện.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital