Cần tránh ăn gì sau phẫu thuật viêm ruột thừa?

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Viêm ruột thừa, tình trạng viêm ở ruột thừa, là một trong những bệnh lý cấp cứu ngoại khoa phổ biến nhất. Điều trị viêm ruột thừa thường là phẫu thuật để loại bỏ phần ruột thừa bị viêm. Ruột thừa không có vai trò quan trọng trong tiêu hóa do đó chế độ ăn uống của người bệnh sau phẫu thuật cũng không cần phải điều chỉnh quá nhiều. Tuy nhiên người bệnh có thể cần phải tránh một số loại thực phẩm nhất định để hạn chế đau bụng và dễ tiêu hóa. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết được nên ăn uống như thế nào sau mổ, giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Sau mổ viêm ruột thừa, người bệnh cần tránh tiêu thụ một số loại thực phẩm nhất địnhhạn chế đau bụng và dễ tiêu hóa.

Thực phẩm cứng, đồ ăn cứng, khó tiêu hóa
Sau khi phẫu thuật ở vùng bụng, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn. Do đó các bác sĩ thường tư vấn người bệnh nên ăn lỏng, tránh các thực phẩm rắn, khó tiêu hóa. Thực phẩm rắn cần tránh bao gồm trái cây, rau, thịt, gia cầm, cá, trứng, đậu, bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì ống, các loại hạt cây hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào cần nhai. Bác sĩ sẽ cho biết thời điểm nào người bệnh có thể trở lại ăn uống bình thường.
Thực phẩm giàu chất béo

Thực phẩm giàu chất béo rất khó tiêu hóa và nếu ăn chúng khi hệ thống tiêu hóa đang cố phục hồi sau phẫu thuật, người bệnh có thể bị tiêu chảy.

Ngay cả khi người bệnh đã có thể ăn uống trở lại như trước đây, vẫn cần phải hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo. Thực phẩm giàu chất béo rất khó tiêu hóa và nếu ăn chúng khi hệ thống tiêu hóa đang cố phục hồi sau phẫu thuật, người bệnh có thể bị tiêu chảy. Để hạn chế chất béo trong chế độ ăn uống hàng ngày, hãy tránh xa các loại đồ ăn chiên rán, kem, pho mát, sữa nguyên chất, sô cô la, các loại bánh quy, bánh kem…
Không ăn quá nhiều đường
Người bệnh sau mổ viêm ruột thừa cũng không nên ăn các loại thức ăn có hàm lượng đường cao. Các loại thực phẩm chứa nhiều đường bao gồm soda, kẹo, thạch, bánh, kem và chất làm ngọt như đường hoặc mật ong. Tiêu thụ quá nhiều đường có thể khiến phân di chuyển quá nhanh qua ruột già và dẫn đến tiêu chảy.
Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh

Trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu là những nguồn cung cấp chất xơ dồi dào đủ để đáp ứng nhu cầu chất xơ của người bệnh.

Khi đang trong quá trình hồi phục, hãy ăn một chế độ ăn uống lành mạnh có chứa chất dinh dưỡng thúc đẩy quá trình lành bệnh và ngăn ngừa nhiễm trùng, ví dụ như trứng cho protein và kẽm, ớt  chuông cho vitamin C. Đừng quên các thực phẩm giàu chất xơ để ngăn táo bón. Trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu là những nguồn cung cấp chất xơ dồi dào đủ để đáp ứng nhu cầu chất xơ của người bệnh, khoảng từ 20 – 25% gram chất xơ mỗi ngày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital