Các loại vắc xin viêm não Nhật Bản tại Việt Nam

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Bạn đã biết các loại vắc xin viêm não Nhật Bản tại Việt Nam chưa? Cùng tìm hiểu các loại vắc xin đó qua bài viết này với Thu Cúc TCI nhé.

1. Vắc xin viêm não Nhật Bản là loại vắc xin gì?

Vắc xin viêm não Nhật Bản là loại vắc xin được tạo ra để chống lại bệnh viêm não Nhật Bản. Vắc xin này sẽ kích thích hệ thống miễn dịch trong cơ thể để sản xuất ra kháng thể chủ động tiêu diệt virus JEV gây bệnh.

Viêm não Nhật Bản hay còn gọi là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra làm tổn thương tới hệ thần kinh trung ương. Vật trung gian lây truyền bệnh này là muỗi Culex (hay muỗi ruộng). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết năm 2019, virus JEV gây bệnh viêm não Nhật Bản khiến hơn 3 tỷ người mắc bệnh. Bệnh có mặt tại 24 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.

Các loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản

Có 2 loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản (minh họa)

Dù tỷ lệ mắc bệnh viêm não Nhật Bản thấp nhưng tỷ lệ tử vong tới 25-35%. Đây là con số khá cao so với tỷ lệ mắc bệnh kể trên. Đáng quan ngại hơn trong 65-75% người sống sót, khoảng 50% người mang nguy cơ mắc di chứng vĩnh viễn. Những bệnh nhân có khả năng hồi phục, thời gian phải tính bằng năm. Kèm theo đó, chi phí điều trị bệnh viêm não Nhật bản cực tốn kém. May mắn, ngày nay viêm não Nhật Bản đã có thể phòng ngừa bằng vắc xin.

2. Có cần tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Câu trả lời là có nên tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản bạn nhé. Bởi virus viêm não Nhật Bản từng là nguyên nhân chiếm 25 – 30% các ca viêm não nhập viện với tỷ lệ di chứng, tử vong ở mức rất cao.

Thêm nữa, các chuyên gia y tế cho biết số ca điều trị viêm não Nhật Bản tăng cao vào mỗi dịp hè đến. Bởi mùa hè là mùa của các loại hoa quả và khó tránh chim muông ăn trái cây tìm đến. Những chú chim bị muỗi Culex đốt mang theo virus di cư tới nhiều khu vực và phát tán bệnh.

Tác nhân gây viêm não Nhật bản là muỗi Culex

Tác nhân gây bệnh viêm não Nhật bản là muỗi Culex

Trẻ em dưới 15 tuổi là đối tượng phổ biến nhất mắc viêm não Nhật Bản. Có thể nói đây chính là nỗi lo sợ của các phụ huynh có con nhỏ trong mùa hè. Trong vòng 7 ngày đầu nhiễm viêm não Nhật Bản người bệnh dễ rơi vào hôn mê sâu. Ngoài ra, có kèm theo co giật và những triệu chứng tổn thương não. Dù qua khỏi nhưng bệnh nhân khó tránh những di chứng nặng nề mà viêm não Nhật Bản để lại. Có thể kể đến như: rối loạn vận động, rối loạn tâm thần, giảm khả năng giao tiếp… Một vài biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi cũng khiến người bệnh viêm não Nhật Bản lo sợ.

Nguy hiểm hơn trong quá trình điều trị, có thể bị viêm bàng quang, bể thận do thông tiểu hoặc đặt ống dẫn lưu. Một số khác bị loét và viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu và rối loạn dinh dưỡng. Di chứng đến sớm có thể là: bại hoặc liệt nửa người, mất ngôn ngữ, múa giật, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ nghiêm trọng, rối loạn tâm thần. Sau cùng, di chứng muộn có thể gặp là nghe kém hoặc điếc, động kinh, rối loạn tâm thần…

3. Vị trí được tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản

Nói đến vị trí tiêm, các loại vắc xin viêm não Nhật Bản được khuyến cáo chỉ tiêm dưới da. Lưu ý, tuyệt đối không tiêm đường tĩnh mạch với vắc xin này. Vị trí tiêm vắc xin dưới da có thể là bắp tay, vị trí cơ delta ở bắp tay hoặc ở chân ngay ở vị trí mặt trước bên đùi. Những vị trí tiêm này đều đem lại hiệu quả phòng bệnh như nhau và không ảnh hưởng tới trẻ. Đặc biệt, những vị trí tiêm này tùy thuộc chỉ định của bác sĩ và sự thuận tiện của người tiêm.

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản cho con trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Ba mẹ cần chú ý đưa trẻ đi tiêm sớm. Lưu ý, theo đúng lịch tiêm để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, nhất là trong đợt cao điểm dịch bệnh.

4. Các loại vắc xin viêm não Nhật Bản tại Việt Nam

Tại Việt Nam, có 2 loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản hiệu quả là Imojev và Jevax.

4.1 Vắc xin để phòng viêm não Nhật Bản Imojev

Imojev là vắc xin phòng viêm não Nhật Bản được sản xuất theo công nghệ tiên tiến đem lại hiệu quả cao. Với cơ chế tạo miễn dịch nhanh và lâu dài phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Vắc xin này được triển khai tiêm chủng dịch vụ từ năm 2019 với nhiều ưu điểm vượt trội. Từ đó, giúp trẻ tiếp cận được vắc xin từ rất sớm. Cụ thể Imojev chỉ định tiêm cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn.

4.2 Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Jevax

Ngoài vắc xin Imojev, Jevax cũng là vắc xin được nhiều ba mẹ lựa chọn tiêm cho con. Vắc xin Jevax do hãng dược Vabiotech (ở Việt Nam) nghiên cứu và sản xuất.

Jevax là vắc xin dành cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn. Trong đó, vắc xin Jevax giúp dự phòng đặc hiệu bệnh viêm não Nhật Bản. Với cơ chế xây dựng một hệ thống “miễn dịch” phòng thủ tự nhiên, mạnh mẽ giúp chống lại tác nhân gây bệnh.

5. Nên chọn tiêm loại vắc xin nào?

Chủ động tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản là cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình. Việt Nam đang triển khai tiêm 2 loại vắc xin Imojev (Sanofi Pasteur – Pháp, sản xuất ở Thái Lan) và Jevax (ở Việt Nam). Tùy theo điều kiện kinh tế và vắc xin sẵn có mà bạn có thể cân nhắc 1 trong 2 loại trên. Nhưng nhớ rằng, vắc xin được tiêm sớm nhất là vắc xin phòng bệnh tốt nhất.

Các loại vắc xin viêm não Nhật Bản tại Việt Nam

Trẻ khi được tiêm chủng tại Thu Cúc TCI

Hãy yên tâm vì cả 2 vắc xin này đều trải qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm nghiêm ngặt mới được cấp phép sử dụng.

6. Lịch tiêm cho vắc xin viêm não Nhật Bản

Không như bệnh khác, viêm não Nhật Bản xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Đặc biệt, đối tượng phổ biến hay mắc viêm não Nhật Bản là trẻ em dưới 15 tuổi. Nguy cơ cao nhất nằm ở nhóm trẻ 2-6 tuổi, chiếm 75% tổng ca nhiễm. Trong đó 80% trường hợp mắc bệnh với nguyên do chưa hoàn thành phác đồ tiêm

6.1 Lịch tiêm cho Imojev

– Với vắc xin Imojev sẽ tiêm 2 mũi cách nhau 1 năm.

– Liều dùng: 0,5ml.

– Đường dùng: dưới da.

6.2 Lịch tiêm cho Jevax

– Với vắc xin Jevax sẽ tiêm nhiều mũi

+ Mũi 1: Bắt đầu tiêm.

+ Mũi 2: Cách mũi 1 từ 07-14 ngày.

+ Mũi 3: Cách mũi 2 ít nhất là 12 tháng.

+ Mũi nhắc lại: Sau mũi tiêm thứ 3 cứ 3 năm tiêm lại 1 lần tới khi đủ 15 tuổi.

– Liều dùng: 0,5ml (với trẻ nhỏ hơn 3 tuổi) và 1ml (với trẻ lớn hơn 3 tuổi).

– Đường dùng: dưới da.

Hy vọng những thông tin về các loại vắc xin viêm não Nhật Bản tại Việt Nam kể trên hữu ích với bạn đọc. nếu phụ huynh còn phân vân, hãy liên hệ ngay tới thu cúc tci để được tư vấn và hỗ trợ nha.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital