Trang chủ » Sống khỏe » Bệnh thần kinh » Biện pháp ngăn đột quỵ tái phát bạn cần biết

Biện pháp ngăn đột quỵ tái phát bạn cần biết

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và để lại nhiều di chứng cho người bệnh. Người bệnh còn chịu nhiều áp lực, lo lắng vì khả năng bệnh xảy ra lần 2. Những người đã từng bị đột quỵ cần thực hiện các biện pháp ngăn đột quỵ tái phát.

1. Nguy cơ bệnh đột quỵ tái phát

Đột quỵ là tình trạng máu cung cấp lên não bị gián đoạn, làm cho một phần não hoặc toàn bộ não bị tổn thương. Trải qua cơn đột quỵ, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng như:

– Liệt vận động

– Rối loạn nhận thức

– Khó nói

Rối loạn giấc ngủ

– Viêm phổi

– Nặng hơn gây tử vong

Khả năng sống và hồi phục của người bệnh phụ thuộc lớn vào nguyên nhân, thời gian phát hiện và cấp cứu người bệnh đột quỵ.

Người bệnh bị đột quỵ có khả năng tái phát cao, tỷ lệ tái phát trong 5 năm đầu khoảng 25%. Vì vậy, người bệnh cần tìm được nguyên nhân và có kế hoạch cụ thể phòng ngừa bệnh xảy ra lần nữa.

Người bệnh sau đột quỵ cần được chăm sóc chu đáo, thăm khám định kỳ để ngăn đột quỵ tái phát

Người bệnh sau đột quỵ cần được chăm sóc chu đáo, thăm khám định kỳ để ngăn bệnh tái phát

2. Cảnh báo đột quỵ tái phát nguy hiểm như thế nào?

Theo nhiều nghiên cứu, người bị đột quỵ lần 2, lần 3, … vô cùng nguy hiểm. Lúc này, nguy cơ tử vong cao cùng với biến chứng xảy ra nghiêm trọng và nặng nề hơn.

Đột quỵ tái phát có thể khiến người bệnh yếu liệt, tàn phế, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm khả năng nhìn. Bên cạnh đó, họ còn chịu nhiều gánh nặng tâm lý, lo lắng, trầm cảm vì sợ rằng bệnh có thể tái phát. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể sống đời thực vật thậm chí tử vong.

3. Khả năng hồi phục khi đột quỵ tái phát

Người bệnh bị đột quỵ lần 2, lần 3, … vẫn có khả năng phục hồi nếu được đưa đến cơ sở y tế cấp cứu kịp thời, được điều trị phù hợp. Khả năng phục hồi sau đột quỵ tái phát phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây:

– Mức độ nghiêm trọng của lần đột quỵ tái phát: đột quỵ càng nặng đồng nghĩa với khả năng hồi phục càng thấp.

– Vị trí đột quỵ não: khi đột quỵ xảy ra ở các vùng quan trọng của não sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng hồi phục.

– Tuổi tác: tuổi càng cao khả năng phục hồi càng thấp.

– Tình trạng sức khỏe: người có sức đề kháng tốt, sức khỏe tổng thể ổn định có khả năng phục hồi khả quan hơn.

– Thời gian và phương pháp cấp cứu đột quỵ: người bệnh được cấp cứu trong thời gian vàng bằng các phương pháp phù hợp sẽ có nguy cơ sống sót và hồi phục cao. Bên cạnh đó cũng làm giảm di chứng sau đột quỵ, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị.

4. Gợi ý các biện pháp ngăn đột quỵ tái phát

Chúng ta có thể ngăn đột quỵ tái phát bằng cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây đột quỵ. Chuyên gia tại Thu Cúc TCI gợi ý một số biện pháp như sau:

4.1. Ngăn đột quỵ tái phát bằng cách tuân thủ phác đồ điều trị

– Uống thuốc theo đơn của bác sĩ (đúng liều lượng, đúng loại, đúng liệu trình).

– Tái khám đúng lịch hẹn, tuân thủ liệu trình bác sĩ đề ra.

– Không tự ý thêm – bớt liều thuốc hoặc thực hiện các mẹo dân gian chưa được bác sĩ kiểm chứng.

Tuân thủ phác đồ điều trị giúp người bệnh đột quỵ sớm hồi phục, ngăn đột quỵ tái phát

Tuân thủ phác đồ điều trị giúp người bệnh đột quỵ sớm hồi phục, cải thiện chất lượng cuộc sống

4.2. Kiểm soát huyết áp

Huyết áp tăng cao là một trong những yếu tố hàng đầu gây đột quỵ. Trải qua cơn đột quỵ, người bệnh càng phải chú ý đến huyết áp.

– Để giữ huyết áp ở mức ổn định và an toàn, người bệnh nên:

– Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thay đổi liệu trình

– Thay đổi chế độ ăn (ăn nhạt nhất có thể, tăng cường rau củ quả, …)

– Đo huyết áp hàng ngày

4.3. Kiểm soát lượng cholesterol máu

Hàm lượng cholesterol cao dễ dẫn đến xơ vữa động mạch, hình thành các cục máu đông. Điều này làm tăng nguy cơ đột quỵ đặc biệt là đột quỵ nhồi máu não xảy ra. Do đó, người đã từng bị đột quỵ cần lưu ý kiểm soát yếu tố này.

4.4. Kiểm soát đường huyết

Với người bị bệnh tiểu đường, nguy cơ đột quỵ tăng gấp 3 lần so với người bình thường. Vì vậy, để giảm lượng đường trong máu cũng như nguy cơ bệnh tái phát, người bệnh nên:

– Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên các món tốt cho tình trạng bệnh

– Tập luyện phù hợp

– Điều trị tích cực cùng bác sĩ chuyên khoa

4.5. Bỏ thuốc lá, rượu bia

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây đột quỵ cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác. Khói thuốc chứa nhiều chất độc hại làm tăng quá trình xơ vữa động mạch, khiến máu dễ đông. Vì vậy, người bị đột quỵ cần bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe bản thân cùng người xung quanh.

Rượu làm tăng nồng độ triglyceride trong máu, đây là một loại mỡ máu gây xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, rượu làm tăng huyết áp – nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ.

Bỏ thuốc lá để ngăn đột quỵ tái phát, bảo vệ sức khỏe bản thân

Bỏ thuốc lá để ngăn ngừa đột quỵ, bảo vệ sức khỏe bản thân cùng những người xung quanh

4.6. Thay đổi lối sống để ngăn đột quỵ tái phát

Chế độ ăn uống, vận động thể dục thể thao rất quan trọng trong quá trình hồi phục cũng như ngăn ngừa đột quỵ tái phát. Các chuyên gia khuyên rằng, sau đột quỵ, người bệnh nên:

– Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, thịt nạc, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt – những thực phẩm này tốt cho sức khỏe. Chúng chứa nhiều chất xơ và dưỡng chất thiết yếu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

– Ăn nhiều cá, nên ăn ít nhất 2 bữa/tuấn.

– Hạn chế các món chứa chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường.

– Không nên ăn quá mặn vì sẽ làm huyết áp tăng cao.

– Luyện tập thể dục thường xuyên để duy trì huyết áp ổn định, giảm nguy cơ tiểu đường và đột quỵ.

– Hạn chế uống rượu, thuốc lá, chất kích thích.

– Giữ cân nặng ổn định: béo phì, thừa cân tăng nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường – nguyên nhân gây đột quỵ.

4.7. Thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ tại Thu Cúc TCI

Để ngăn ngừa đột quỵ tái phát, người đã từng bị đột quỵ nên thực hiện tầm soát định kỳ. Việc tầm soát giúp phát hiện các yếu tố nguy cơ cũng như vấn đề bất thường từ đó có hướng xử trí kịp thời, ngăn bệnh xảy ra lần 2.

Không chỉ người đã từng bị đột quỵ mà tất cả mỗi người nên thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ. Bởi vì, căn bệnh này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, với bất kỳ ai và để lại nhiều di chứng nặng nề.

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang triển khai gói tầm soát nguy cơ đột quỵ với 3 cấp độ chính: cơ bản – mở rộng – nâng cao. Danh mục tầm soát đầy đủ đáp ứng nhu cầu thăm khám của mỗi người.

Tham vấn bác sĩ
Tham vấn bác sĩ
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital