Bị vết thương kiêng ăn gì cho mau lành?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Bị vết thương kiêng ăn gì và kiêng trong bao lâu để nhanh lành là thắc mắc chung của nhiều người khi không may gặp phải tổn thương trên cơ thể. Nếu những tổn thương kín bên trong cơ thể cần phải được tư vấn chuyên môn từ bác sĩ để có cách chăm sóc tốt nhất, thì vết thương hở thường phổ biến hơn và cũng dễ “đối phó” hơn, nhất là về việc ăn uống phù hợp. Dưới đây là những thực phẩm mà người có vết thương hở nên tránh ăn hàng ngày.

1. Giải đáp: Kiêng ăn gì để vết thương hở không nặng thêm?

– Bị vết thương nên kiêng ăn thịt chó: Thịt chó chứa nhiều năng lượng và protein, nên khi da đang trong quá trình lành lặn nếu gặp phải chúng sẽ gây nên tình trạng sẹo lồi, hơn nữa vết sẹo lại sần và cứng hơn.

– Không nên ăn rau muống: Rau Muống có tính mát, có thể giải độc, nhuận trường, lợi tiểu, sinh da thịt… Vì vậy khi bị thương bạn nên tránh ra thực phẩm này.

Bị vết thương kiêng ăn gì - nhớ tránh rau muống

Bị vết thương kiêng ăn gì – nhớ tránh rau muống

– Bị vết thương nên kiêng ăn hải sản, đồ tanh: Hải sản được coi là một loại thực phẩm có nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên khi bị khâu vết thương, loại thực phẩm này lại không tốt chút nào. Vì khi ăn hải sản hoặc đồ tanh sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu cho vết thương. Chính vì vậy khi bị thương không nên ăn hải sản để tránh làm vết thương ngứa ngáy, khó chịu, lâu lành và hình thành sẹo về sau.

– Không nên ăn thịt hun khói, bánh kẹo ngọt: Những món ăn này sẽ khiến cơ thể hao hụt bớt vitamin và khoáng chất thiết yếu trong quá trình tái tạo tế bào, khiến cho vết thương lâu lành hơn.

Ăn nhiều bánh kẹo khiến cho vết thương lâu lành hơn.

Ăn nhiều bánh kẹo khiến cho vết thương lâu lành hơn

– Nên kiêng thịt gà: Khi thịt gà khiến vết thương bị ngứa và lâu lành hơn, nên tốt nhất bạn hãy cố kiêng loại thực phẩm này cho đến khi lành hẳn.

– Cần kiên ăn trứng: Trứng cũng nằm trong nhóm các thực phẩm cần kiêng trong giai đoạn vết thương đang lên da non. Do trứng cũng có đặc tính đẩy mạnh quá trình tăng sinh mô sợi collagen làm đùn da thừa thái quá dẫn tới sẹo lồi. Còn khi bạn bị lang ben hay da đang sậm màu nếu ăn trứng có thể làm lan rộng ra hơn. Do đó, trong thời kỳ sẹo đang lên da non, bạn cần kiêng kỵ, loại bỏ trứng khỏi thực đơn trong các bữa ăn hàng ngày nhé.

Trứng cũng nằm trong nhóm các thực phẩm cần kiêng trong giai đoạn vết thương đang lên da non.

Trứng cũng nằm trong nhóm các thực phẩm cần kiêng trong giai đoạn vết thương đang lên da non

– Không nên ăn thịt bò: Thịt bò là loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng này lại khiến vết thương sậm màu hơn và từ đó hình thành sẹo thâm. Vì vậy những ai đang thắc mắc bị vết thương nên kiêng ăn thịt bò. Đối với những người bị mụn trứng cá cũng nên kiêng thịt bò.

– Cần kiêng ăn các món ăn chế biến từ gạo nếp: Chắc hẳn nhiều người đã nghe nói đồ nếp dễ làm vết thương nhức, mưng mủ và tạo sẹo xấu. Tuy các món ăn được chế biến từ gạo nếp rất quen thuộc với người Việt Nam. Song các bác sĩ cho biết món ăn từ gạo nếp có đặc điểm rất nóng khiến cho vết thương dễ mưng mủ, viêm nhiễm. Nếu ăn đồ nếp thường xuyên sẽ dễ gây ra sẹo lồi. Do vậy, đồ nếp cũng là một trong danh sách các món giải đáp câu hỏi, người bị vết thương kiêng ăn gì. Đặc biệt, khi vết thương đang lên da non, mọi người cần tránh ăn món này để hạn chế để lại sẹo xấu trên da.

đồ nếp

Đồ nếp cũng là một trong danh sách các món giải đáp câu hỏi, người bị vết thương kiêng ăn gì

2. Lưu ý cần nhớ trong thời gian kiêng ăn

2.1. Thời gian kiêng trong bao lâu?

Trên thực tế, việc cắt giảm một số thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người đang bị vết thương hở gây ra không ít bất tiện. Nhiều người phải hạn chế các món ăn ưa thích, hoặc gặp khó khăn trong việc xây dựng thực đơn hàng ngày. Chính vì thế, thời gian kiêng ăn trong bao lâu cũng là thắc mắc được nhiều người quan tâm.

Tùy theo cơ địa và mức độ xâm lấn của vết thương mà thời gian kiêng ăn các loại thực phẩm kể trên có thể kéo dài từ 5 – 7 ngày, hoặc thậm chí dài hơn. Đây là khoảng thời gian đủ để tái cấu trúc các mô bị thương tổn, và bạn có thể nhận biết bằng mắt thường thông qua các dấu hiệu như: vết thương đã khép miệng, liền da và khô. Tuy nhiên, cần nhớ rằng cơ địa mỗi người là khác nhau, do vậy thời gian ăn kiêng có sự chênh lệch tương ứng.

Để vết thương mau lành, bạn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ: vệ sinh và chăm sóc vết thương hàng ngày; xây dựng khẩu phần ăn khoa học, lành tính; bổ sung đầy đủ nước và vitamin C cho cơ thể. Ngoài ra, cần tránh các tác động tiêu cực bên ngoài vào vết thương đang hồi phục, tuyệt đối không gãi, bóc, cậy,… vì có thể để lại sẹo xấu trên cơ thể. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng hỗ trợ xóa sẹo, làm mờ vết thương.

2.2. Kiêng khem khắt khe có thể ảnh hưởng tới sức khỏe

Việc đột ngột cắt giảm các chất dinh dưỡng ra khỏi khẩu phần ăn dễ khiến cơ thể của bạn đối diện với một số vấn đề sức khỏe. Tốt nhất, bạn nên tham vấn ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để chắc chắn rằng bị vết thương hở kiêng ăn gì và nên ăn gì để vết thương mau lành. Đừng kiêng khem quá khắt khe vì bạn có thể vô tình khiến cơ thể bị thiếu chất. Song song với việc kiêng ăn các loại thực phẩm kể trên, bạn hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm trong cùng nhóm chất để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, tránh mệt mỏi, uể oải vì thiếu năng lượng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital