Bị trào ngược dạ dày thực quản có ăn dưa chuột được không?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Trào ngược dạ dày – thực quản là hiện tượng các chất dịch trong dạ dày HCL, pepsin, dịch mật… trào ngược từng lúc hay thường xuyên lên thực quản, khi cơ vòng thực quản đưới đóng mở không đúng cách. Ợ nóng, một triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản phổ biến ở người lớn, có thể trở nên khó chịu hơn bởi một số loại thực phẩm nhất định như đồ uống có ga, thực phẩm giàu chất béo, trái cây có vị chua. Vậy người bệnh có thể sử dụng được những loại rau củ quả có vị nhạt, lành tính như dưa chuột hay không?

1. Dưa chuột và bệnh trào ngược dạ dày  – thực quản

Dưa chuột không phải là loại thực phẩm cần hạn chế đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản.

Dưa chuột không phải là loại thực phẩm cần hạn chế đối với người bị trào ngược dạ dày – thực quản.

Trả lời cho câu hỏi bị trào ngược dạ dày – thực quản có ăn dưa chuột được không, các bác sĩ cho biết đây không phải là loại thực phẩm cần hạn chế đối với người bệnh. Trong khi các loại thực phẩm có tính axit có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ợ nóng cho những người bị trào ngược dạ dày – thực quản, dưa chuột có tính kiềm. Tuy nhiên, độ kiềm hoặc độ axit của thực phẩm không ảnh hưởng đến cách hoạt động của cơ thắt thực quản dưới, vì vậy nhiều người có thể gặp các triệu chứng của chứng trào ngược dạ dày – thực quản sau khi ăn bất kỳ loại thực phẩm. Nếu cảm thấy dưa chuột có xu hướng làm trầm trọng thêm các triệu chứng có thể loại bỏ nó khỏi chế độ ăn uống hàng ngày.

2. Thực phẩm người bị trào ngược dạ dày – thực quản nên tránh?

Người bị tráo ngược dạ dày - thực quản cần hạn chế thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.

Người bị tráo ngược dạ dày – thực quản cần hạn chế thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.

Việc cần tránh ăn gì khi bị trào ngược dạ dày – thực quản đối với từng người có thể là khác nhau nhưng có một số loại thực phẩm nhất định làm tăng triệu chứng ợ nóng. Cà chua và các loại thực phẩm được làm từ nước sốt cà chua có thể làm nặng thêm triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Nước cam, sô cô la, cà phê, rượu, thức ăn giàu chất béo, bạc hà, các loại thực phẩm nhiều gia vị, tỏi và hành tây là một trong những loại thực phẩm và đồ uống có khả năng gây khó chịu khác.

3. Khẩu phần ăn uống và tình trạng cân nặng

Ăn quá no và mặc quần áo bó chặt có thể gây ra hoặc trầm trọng thêm các triệu chứng của chứng trào ngược dạ dày – thực quản.

Ăn quá no và mặc quần áo bó chặt có thể gây ra hoặc trầm trọng thêm các triệu chứng của chứng trào ngược dạ dày – thực quản.

Ăn quá no và mặc quần áo bó chặt có thể gây ra hoặc trầm trọng thêm các triệu chứng của chứng trào ngược dạ dày – thực quản do áp lực dư thừa trên cơ thắt thực quản dưới. Nằm nghỉ ngay sau khi ăn cũng gây ra tác động xấu. Với những người đang thừa cân, triệu chứng có thể được cải thiện nhờ giảm cân. Mỡ bụng dư thừa có thể đẩy phía dưới dạ dày, khiến axit trào ngược vào thực quản.

4. Các lưu ý khác

Tránh nhai kẹo cao su, ăn kẹo cứng và uống đồ uống có ga là lưu ý đối với người bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.

Tránh nhai kẹo cao su, ăn kẹo cứng và uống đồ uống có ga là lưu ý đối với người bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

Nếu phải loại bỏ một số thực phẩm chẳng hạn như cam quýt khỏi chế độ ăn uống để giảm bớt triệu chứng của trào ngược dạ dày – thực quản, người bệnh có thể uống vitamin tổng hợp để đảm bảo cơ thể vẫn nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng. Tránh nhai kẹo cao su, ăn kẹo cứng và uống đồ uống có ga. Bởi vì nicotine ảnh hưởng đến chức năng của các cơ vòng thực quản dưới, tránh sử dụng thuốc lá. Ngoài ra để hạn chế khó chịu do các triệu chứng, người bệnh có thể kê cao đầu giường hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital