Bị thoái hóa khớp gối: Người bệnh nên làm gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Bị thoái hóa khớp gối là căn bệnh phổ biến chung của hầu hết của người trưởng thành và người già do quá trình bào mòn và thoái hóa xương khớp diễn biến nhanh.

1. Hiểu đúng bệnh thoái hóa khớp gối

Khớp gối là cơ quan quan trọng, chịu trách nhiệm gánh vác toàn bộ gánh nặng trọng lượng cơ thể. Đây cũng là khớp vận động nhiều nhất nên khớp gối rất dễ bị thoái hóa. Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn khớp ở đầu gối bị bào mòn, trở nên xù xì và mỏng, mất đi tính đàn hồi; từ đó gây cản trở vận động, khó khăn khi đi lại cho người bệnh.

1.1. Bị thoái hóa khớp gối là do đâu?

Thoái hóa khớp gối được chia làm 2 loại chính: Thoái hóa khớp gối nguyên phát và thoái hóa khớp gối thứ phát. Cụ thể, mỗi loại sẽ có nguyên nhân gây bệnh khác nhau:

Đối với thoái hóa khớp gối nguyên phát:

– Do tuổi già: Tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa xương khớp càng tăng, quá trình tổng hợp sụn khớp bị suy giảm. Đặc biệt, sau độ tuổi trưởng thành, tế bào sụn mất đi khả năng tái tạo.

– Do gen di truyền: Theo nghiên cứu, nếu người thân trong gia đình có tiền sử mắc thoái hóa khớp thì bạn có nguy cơ cao mắc bệnh lý này.

– Do nội tiết tố: Nếu bạn đã hoặc đang bị tiểu đường hoặc trong thời kỳ mãn kinh đều sẽ bị các bệnh về thoái hóa xương khớp, trong đó có thoái hóa khớp gối do quá trình thay đổi nội tiết trong cơ thể.

Đối với thoái hóa khớp gối thứ phát:

– Do giới tính: Theo số liệu thống kê, phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối cao hơn so với nam giới. Nguyên nhân là do thói quen đi giày cao gót nhiều khiến dây chằng trước khớp gối bị yếu đi, tạo áp lực lên sụn.

– Do thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể gây áp lực lên 2 sụn khớp làm thúc đẩy quá trình hao mòn. Phụ nữ trên 40 tuổi thừa cân có khả năng bị thoái hóa khớp cao gấp 6 lần so với người bình thường.

– Do chấn thương: Tổn thương khi chơi thể thao hoặc lao động có thể khiến sụn bị ảnh hưởng. Nếu không điều trị dứt điểm sẽ làm cho quá trình thoái hóa diễn ra từ từ.

– Do lười vận động: Việc ít tập luyện thể thao sẽ khiến các khớp cơ bị lỏng lẻo, mất độ linh hoạt.

– Do thiếu dinh dưỡng: Việc ăn uống thiếu chất có thể làm cho túi hoạt dịch tiết ra ít chất nhờn, làm mất đi độ trơn khớp ở các sụn. Nạp các chất kích thích như bia rượu cũng phá hủy hệ thống xương khớp.

bị thoái hóa khớp gối

Tuổi tác cao là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh thoái hóa khớp gối

1.2. Khi nào bị thoái hóa khớp gối nên đi gặp bác sĩ?

Thực tế, thoái hóa khớp gối không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng nếu người bệnh chủ quan và điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tàn phế suốt đời. Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến của bệnh mà bạn nên đi khám ngay nếu nhận thấy:

– Đau khớp gối: Cơn đau tăng dần khi vận động di chuyển hoặc chuyển từ tư thế ngồi sang đứng. Ban đầu cơn đau sẽ xuất hiện ở đầu gối, lâu dần sẽ tăng và kéo dài. Thậm chí, chân co duỗi phát ra tiếng lục cục.

– Teo khớp gối: Đây là biểu hiện nghiêm trọng do sụn khớp đã bị tổn thương nặng.

– Cứng khớp: Triệu chứng này thường xuất hiện vào sáng sớm khi mới thức dậy. Người bệnh khó cử động đầu gối, co duỗi chân mà phải đợi 10 – 20 phút để khớp giãn ra.

– Khớp sưng tấy: Đầu gối sẽ sưng tấy, đỏ ửng gây khó khăn khi đi lại.

triệu chứng thoái hóa khớp

Khớp sưng tấy, cứng khớp là biểu hiện bạn nên đi gặp bác sĩ ngay

2. Bệnh nhân mắc thoái hóa khớp gối nên làm gì?

Theo các chuyên gia y tế về cơ xương khớp, ở giai đoạn phát triển sớm của bệnh, người bệnh nên ưu tiên thay đổi chế độ dinh dưỡng sao cho khoa học và có thói quen sinh hoạt lành mạnh nhằm khắc phục tình trạng bệnh.

– Thay đổi thói quen ăn uống: Trước tiên, người bệnh nên kiểm soát trọng lượng cơ thể của mình, tránh tình trạng thừa cân, béo phì gây trọng tải nặng lên 2 đầu gối. Bạn nên ăn các loại cá nước lạnh (cá hồi, cá trích, cá ngừ…), các loại xương như sụn sườn bò hoặc các hợp chất tự nhiên như trái cây giàu Vitamin C, ngũ cốc, đậu nành…Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp và tăng cường canxi cho xương khớp.

– Sử dụng vật lý trị liệu: Vật liệu trị liệu là phương pháp giúp làm giảm đau, chống viêm và hỗ trợ hồi phục chức năng khớp. Phương pháp này đòi hỏi sự theo dõi của người có chuyên môn, không nên tự tập ở nhà có thể dẫn đến sai phương pháp, làm tổn thương khớp, biến dạng khớp.

– Tập thể dục thường xuyên: Luyện tập thể thao giúp tăng cường sức đề kháng. Người bệnh mắc thoái hóa khớp gối nên đi bộ nhiều và đúng cách, hạn chế chơi các môn thể thao đòi hỏi sự vận động nhiều như bóng rổ, bóng chuyền… Bạn nên đi bộ quãng ngắn và khởi động , xoa bóp gối trước khi bắt đầu đi bộ. 

mắc thoái hóa khớp nên làm gì

Sử dụng vật lý trị liệu giúp giảm tình trạng đau cứng khớp

Hy vọng bài viết trên đây đã có thể cung cấp cho quý vị thông tin chi tiết về bệnh thoái hóa khớp gối và một số lưu ý quan trọng dành cho bệnh nhân trong quá trình mắc bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital