Bí quyết kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Nhiều cuộc điều tra đã chứng minh, ở Việt Nam có tới 10-20% các bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát được đường huyết đạt mục tiêu, hậu quả là gây biến chứng nguy hiểm và tỉ lệ người tử vong do bệnh tiểu đường tăng cao.
Nguyên tắc trong điều trị bệnh tiểu đường, ngoài việc phải dùng thuốc đầy đủ theo đúng chỉ định của bác sĩ thì người bệnh tiểu đường cần thực hiện tốt những giải pháp sau đây, nhằm kiểm soát đường huyết, duy trì đường huyết mục tiêu:

1. Tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp

v

Tăng cường rau củ quả tốt cho người bệnh tiểu đường

Ăn ít mỡ, đặc biệt là các loại mỡ no (saturated fat), ăn nhiều chất xơ và ăn vừa phải chất carbohydrate. Người bệnh tiểu đường không nên ăn quá no vào các bữa ăn chính. Ngoài ra cần tránh ăn muối, đường.

2. Thể dục thể thao là hoạt động cần thiết để kiểm soát lượng đường

Tập thể dục tốt cho người bệnh tiểu đường

Tập thể dục tốt cho người bệnh tiểu đường

Đối với người bệnh đái tháo đường, tập thể dục thể thao mỗi ngày hoặc ít nhất 3-5 ngày/tuần, mỗi lần từ 30-45 phút. Các bài tập tốt như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lỗi,…

3. Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá

Đây là những kẻ thù của bệnh tim mạch, trong khi người bệnh tiểu đường đã có nguy cơ cao với biến chứng tim mach, vì vậy hạn chế bia rượu, chất kích thích, ngưng hút thuốc là thực sự cần thiết để kiểm soát đường huyết.

4. Giữ thái độ lạc quan với cuộc sống

Không chỉ với người bệnh tiểu đường, mà đối với tất cả mọi người, để luôn khoẻ mạnh, sức khoẻ tinh thần cũng đóng một vai trò quan trọng. Sống lạc quan là một giải pháp an toàn và hiệu quả để người bệnh sống chung và chiến thắng bệnh tật. Sự lạc quan này dựa trên cơ sở khoa học và đảm bảo theo dõi sức khoẻ định kỳ dưới sự hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ.

Đo đường huyết thường xuyên

Đo đường huyết thường xuyên

5. Đo đường huyết để theo dõi tiến triển bệnh

Người bệnh tiểu đường cần đảm bảo theo dõi đường huyết thường xuyên, tránh để đường máu rơi vào vùng nguy hiểm (cao hoặc thấp quá). Theo dõi đường huyết để kịp thời thay đổi chế độ điều trị, cho phù hợp.
Theo dõi đường huyết thường xuyên để điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho phù hợp

6. Kiểm tra huyết áp và mỡ máu định kỳ

Người bệnh tiểu đường nếu bị cao huyết áp hoặc mắc bệnh mỡ máu, cần điều trị, đối với người bệnh đái tháo đường, mục tiêu điều trị huyết áp và mỡ máu ở bệnh nhân đái tháo đường phải thấp hơn người bình thường

kiểm soát đường huyết bằng cách theo dõi huyết áp định kỳ

Theo dõi huyết áp định kỳ

7. Theo dõi và kiểm tra bàn chân mỗi ngày

Một trong những biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo đường là ở bàn chân. Vì vậy, theo dõi bàn chân, khi thấy dấu hiệu gì bất thường cần báo ngay cho bác sĩ. Bởi nguy cơ cắt cụt chân ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 15 lần so với người bình thường.
Đôi khi có thể bệnh nhân chỉ bị loét nhẹ bàn chân nhưng không thể liền và phải mổ cắt cụt cả bàn chân hoặc cẳng chân do hậu quả của đường huyết cao, tắc mạch máu do xơ vữa động mạch và những biến chứng thần kinh của tiểu đường.

8. Khám sức khoẻ định kỳ

Khám sức khoẻ thường xuyên

Khám sức khoẻ thường xuyên

Khám mắt và đo điện tim, người bệnh tiểu đường có thể phải đối mặt với nguy cơ bị thiếu máu cơ tim rất cao, nguy hiểm hơn căn bệnh này ở người tiểu đường hầu như không có triệu chứng, và khi thấy có đau ngực hoặc mờ mắt tức là bệnh đã ở giai đoạn nặng, lúc này hiệu quả điều trị là không cao.
Vì vậy, khám mắt và làm điện tim cần thực hiện định kỳ 6 tháng/lần cho dù người bệnh không có bất kỳ dấu hiệu nào.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital