Ngộ độc thức ăn là hậu quả của việc sử dụng thức ăn bị nhiễm độc hoặc thức ăn đã hết hạn sử dụng,..ngộ độc thức ăn không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có thể xảy ra tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Vậy bị ngộ độc thức ăn nên làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn cách xử trí khi bị ngộ độc thức ăn
Ngộ độc thức ăn là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội hiện đại do ăn phải thức ăn nhiễm độc, thức ăn ôi thiu,…Dù là bệnh khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xử trí khi bị ngộ độc thức ăn, và thắc mắc không biết bị ngộ độc thức ăn nên làm gì?
Ngộ độc thức ăn có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như đau bụng dữ dội, buồn nôn, người ớn lạnh, có thể sốt,…có nhiều người có phản ứng ngay sau khi ăn phải thức ăn nhiễm độc, nhưng cũng có một số trường hợp người bệnh phát tác sau đó vài ngày, thậm chí 1 tuần.
Xử trí khi bị ngộ độc thức ăn cần lưu ý:
– Khi phát hiện người bị ngộ độc thức ăn cần tiến hành các động tác sơ cứu tại chỗ như kích thích nôn bằng cách đưa ngón tay vào cuống lưỡi để người bệnh nôn hết thức ăn nhiễm động ra ngoài, để giúp người bệnh nên dễ dàng có thể cho người bệnh uống nước. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với người đang còn tỉnh táo, chưa bị hôn mê, tuyệt đối không kích thích nôn với những trường hợp người bệnh đã hôn mê, mê sảng.
– Nên đưa người bệnh tới bệnh viện để được các bác sĩ chăm sóc phù hợp, tiến hành rửa ruột đối với những trường hợp cần thiết.
– Đối với những trường hợp biểu hiện ngộ độc thực phẩm phát tác muộn, sau 6 giờ thì cần xử trí bằng cách: Dùng chất trung hòa nếu người bị ngộ độc do có nguyên nhân từ chất axit có thể dùng những chất kiềm chủ yếu như: nước xà phòng 1%, nước magiê ôxit 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng nước muối để tránh hình thành CO2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Nếu người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch axit nhẹ như: nước quả chua, dấm,…
– Người bị ngộ độc thực phẩm thường bị nôn và tiêu chảy, do đó cơ thể bị thiếu nước và rối loạn chất điện giải. Vì vậy, cần bổ sung nước kịp thời do người bị ngộ độc. Có thể bổ sung bằng nước lọc, uống oresol hay nước hoa quả.
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm:
Cách tốt nhất giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm là cần chủ động trong chế độ ăn uống, cách ăn phù hợp. Cần chú ý trong khâu lựa chọn và chế biến thực phẩm: nên chọn những thực phẩm có nguồn gốc an toàn, tươi mới, đảm bảo sơ chế sạch trước khi chế biến, thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC
Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Email: contact@thucuchospital.vn
Liên hệ khám chữa bệnh: 024.383.55555 hoặc 1900 558896
Hotline: 0904 97 0909
Liên hệ công việc: 0243.728.6699
Website: www.benhvienthucuc.vn