Bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi?  Tìm hiểu về bệnh tay chân miệng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Bệnh tay chân miệng là bệnh thường gặp phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi là vấn đề bậc phụ huynh quan tâm.

1. Khái niệm về bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh nguy hiểm và phổ biến ở trẻ em. Bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

Tay chân miệng là bệnh nguy hiểm và phổ biến ở trẻ em. Bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

Bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Theo số liệu thống kê hàng năm, thời điểm trẻ nhỏ dễ nhiễm bệnh tay chân miệng nhất là vào giai đoạn chuyển mùa từ tháng 3 – tháng 5 và đợt hai từ tháng 8 đến tháng 9.

Tác nhân gây nên bệnh tay chân miệng chủ yếu là nhóm vi khuẩn Enterovirus – nhóm vi khuẩn đường ruột, điển hình là Enterovirus typ 71 và Coxsackie A16. Trong đó, nhóm virus Coxsackie A16 ít nguy hiểm hơn và trẻ hoàn toàn có thể tự khỏi sau vài ngày. Nhóm virus Enterovirus typ 71 (EV71) là nhóm virus nguy hiêm, có khả năng gây nhiều biến chứng đe dọa đến tính mạng của trẻ như viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim, viêm phổi,… và có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài hai chủng virus trên, một số chủng virus thuộc nhóm A khác như Coxsackie A-10, A-9 và A4-A7, hoặc các chủng virus Coxsackie thuộc nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có khả năng gây bệnh, song hiếm gặp hơn.

2. Triệu chứng từng giai đoạn bệnh chân tay miệng

Ở mỗi giai đoạn, bệnh tay chân miệng có những triệu chứng khác nhau

Ở mỗi giai đoạn, bệnh tay chân miệng có những triệu chứng khác nhau

Ở mỗi giai đoạn bệnh, các dấu hiệu cũng khác nhau.Các bậc phụ huynh có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau đây:

2.1. Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh chân tay miệng kéo dài từ 3 đến 6 ngày và thường chỉ biểu hiện bằng những vết loét hoặc những vết thương nhỏ trên da.

2.2. Giai đoạn khởi phát

Bước sang giai đoạn này, trẻ bắt đầu có dấu hiệu sốt và mệt mỏi. Kèm theo đó là một loạt các biểu hiện cụ thể như sau:

– Sốt nhẹ từ 37,5 đến 38 độ C. Một số trẻ sẽ gặp phải tình trạng sốt cao từ 38 đến 39 độ C.

– Trẻ bị đau họng.

– Miệng thường rát, xuất hiện tình trạng đau răng và chảy nhiều nước bọt.

– Trẻ biếng ăn, bỏ ăn.

– Gặp hội chứng tiêu chảy vài lần trong ngày.

– Trẻ bước đi không vững, có biểu hiện bước loạng choạng. Quan sát thấy trẻ run chân, tay hoặc hay bị giật mình.

2.3. Giai đoạn toàn phát của bệnh tay chân miệng

Giai đoạn này thường bắt đầu sau giai đoạn khởi phát 1 – 2 ngày với sự xuất hiện của những triệu chứng đặc trưng:

– Các nốt phỏng nước xuất hiện nhiều khu vực lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, má và miệng. Đường kính các nốt từ 2 đến 10mm và thường có hình bầu dục, màu xám, mọc lồi hoặc ẩn dưới da của trẻ, không gây ngứa hoặc không gây đau cho trẻ.

– Sau khi các vết loét tăng về kích thước bắt đầu bị vỡ và tạo nên các vết loét. Các vết loét này ở khu vực miệng, môi, má lợi sẽ khiến trẻ khó chịu và đau đớn, dẫn đến bỏ bú, bỏ ăn.

– Các mụn lở, rộp da xuất hiện trên mông.

Khi chân tay miệng chuyển sang giai đoạn nặng, trẻ bắt đầu có những triệu chứng:

– Đo nhịp tim, huyết áp thấp, mạch nhanh (trong khi trẻ không sốt). Trường hợp mạch của trẻ đập yếu nghĩa là trẻ đang ở tình trạng vô cùng nghiêm trọng.

– Trẻ vã mồ hôi trong khi toàn thân lạnh.

– Nhịp thở bất thường, xuất hiện hội chứng ngưng thở, trẻ thở bụng, hơi thở nông và ngực bị rút lõm, tiếng thở kèm theo tiếng rít ở thanh quản.

Giai đoạn nguy kịch, trẻ bị tím tái, phù phổi và có biểu hiện bị sốc, ngưng thở và thở nấc.

Trẻ bị tay chân miệng có mụn ẩn và mụn hiện rõ trên da

Trẻ bị tay chân miệng có mụn ẩn và mụn hiện rõ trên da

3. Bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

Điều trị bệnh tay chân miệng bao lâu còn phụ thuộc vào thời điểm điều trị bệnh và tình trạng bệnh đã thuộc giai đoạn nào và nguyên nhân gây bệnh cho trẻ.

Do không thể biết chính xác chủng virus gây nên tình trạng chân tay miệng cho trẻ, chính vì thế ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường việc cần làm của phụ huynh là đưa trẻ nhập viện để thăm khám sớm nhất.

Trong trường hợp trẻ mắc chân tay miệng mức độ nhẹ (do chủng ít nguy hiểm gây ra) thì hoàn toàn có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh sẽ hoàn toàn hết sau từ 7 – 10 ngày điều trị tích cực thông qua làm giảm các triệu chứng bệnh.

Trong trường hợp trẻ bị chân tay miệng thể nặng, cần nhập viện ngay lập tức bởi với những chủng virus nguy hiểm như Enterovirus typ 71 thì thời gian chuyển sang giai đoạn nguy kịch là rất nhanh chóng. Lúc này, thời gian bình phục của bệnh còn phụ thuộc vào sức khỏe của trẻ có đáp ứng điều trị nhanh hay chậm và nhiều yếu tố khác.

4. Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ hiện nay vẫn chưa có thuốc phòng bệnh hay điều trị. Chính vì thế phương pháp duy nhất là điều trị giảm triệu chứng. Vì vậy, phát hiện sớm và điều trị kịp thời có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Trong điều trị tay chân miệng ở trẻ, ngoài phác đồ điều trị từ bác sĩ chuyên khoa, cha mẹ cần chú ý kết hợp với chế độ ăn uống và vệ sinh của trẻ để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

4.1. Về chế độ ăn

Trẻ cần được bù nước trong quá trình điều trị chân tay miệng

Trẻ cần được bù nước trong quá trình điều trị chân tay miệng

Cần đảm bảo đủ dinh dưỡng và bù nước kịp thời cho trẻ. Việc bù nước giúp ngăn chặn hạ đường huyết và mất nước. Với trẻ sơ sinh cần cho trẻ bú nhiều hơn. Với trẻ lớn có thể sử dụng các dung dịch bù nước theo chỉ định.

Sử dụng các loại thức ăn mềm để tránh đau rát, nên dùng thức ăn lỏng và nguội. Một số thực phẩm được khuyến khích cho trẻ bị tay chân miệng gồm sữa hạt, sữa, các loại chè đỗ, sữa chua, rau xanh, các loại hoa quả mọng nước,….

4.2. Về vấn đề vệ sinh cho trẻ

Vệ sinh là vấn đề hết sức quan trọng để tránh bội nhiễm cho trẻ. Các loại nước tắm của trẻ cần có tính sát trùng cao, khuyến khích sử dụng các loại nước như lá chè xanh, chân vịt. Đồng thời sử dụng các dung dịch như betadine để sát trùng các nốt cho trẻ. Bên cạnh đó cần theo dõi liên tục để ngăn ngừa các biến chứng.

Một số lưu ý trong quá trình điều trị chân tay miệng:

– Nốt mụn nổi nhiều cho thấy tình trạng bệnh của bé nhẹ hơn so với việc mụn ẩn trên da.

– Không nên tự ý bôi thuốc xanh cho trẻ khi không có chỉ định vì sẽ khiến bác sĩ không thể đánh giá được các nốt mụn ở mức độ nào để phục vụ điều trị.

– Không lạm dụng thuốc kháng sinh vì khi bị nhiễm virus chân tay miệng, cơ thể trẻ rất yếu và thuốc kháng sinh có thể tạo phản ứng ngược.

– Không nên kiêng tắm quá kỹ vì sẽ gây khó chịu cho bé. Cha mẹ nên tắm bình thường theo hướng dẫn và nên tránh chỗ lạnh, chỗ có gió, không nên tắm lâu.

5. Phòng bệnh chân tay miệng cho trẻ

Chân tay miệng rất dễ mắc ở trẻ trong các thời gian chuyển mùa, đặc biệt là mùa xuân sang hè. Bệnh thường bùng phát ở các khu vực đông người như trường học, khu vui chơi của trẻ,…. Vì thế cha mẹ cần chủ động phòng dịch cho con bằng cách:

– Luôn tạo cho trẻ thói quen rửa tay bằng sà phòng sát khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Với người lớn cũng cần thực hiện nghiêm túc, đặc biệt là khi cho trẻ ăn.

– Các đồ dùng của trẻ thường xuyên được làm sạch, khử trùng.

– Khi trẻ hắt hơi hoặc ho cần hướng dẫn trẻ biết cách che miệng.

– Luôn duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao đề kháng.

– Khi trẻ bị bệnh, cần tránh tiếp xúc đông người và tránh nơi gió.

– Liên tục theo dõi sức khỏe của trẻ khi có triệu chứng bệnh để xử lý nhanh.

Trên đây là một số kiến thức về tình trạng chân tay miệng ở trẻ cũng như thông tin cho câu hỏi “ bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi”.Hi vọng bài viết trên sẽ giúp cha mẹ trang bị nhiều thông tin bổ ích để chăm sóc sức khỏe của trẻ tốt hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital