Bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi có điều trị được không? 

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi khiến người bệnh suy giảm trí nhớ, nhận thức, giao tiếp… Người bệnh trở thành gánh nặng cho xã hội. Việt Nam hiện nay đang là một trong 10 quốc gia có tỉ lệ dân số già hóa nhanh nhất trên thế giới. Làm thế nào để sống chung an toàn với bệnh sa sút trí tuệ, tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây. 

Bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi đang có xu hướng gia tăng

Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi đang có xu hướng gia tăng

1. Như thế nào được gọi là sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là hiện tượng người bệnh suy giảm nhận thức, tư duy, phán đoán, lập luận, nhìn nhận không gian, nhận thức ngày giờ… Người bệnh trở nên yếu tất cả các khả năng. Ký ức người bệnh dần mất đi. Có khoảng 10% người trên 70 tuổi và 20 – 40% người trên 85 tuổi có dấu hiệu mất ký ức. Tổn thương não gây nên những thiếu hụt về tâm – thần kinh, khiến người bệnh có những triệu chứng của sa sút trí tuệ, trầm cảm, ảo giác, hoang tưởng, lo âu, mất ngủ, ức chế, Alzheimer… Trong đó có tới 60 – 80% sa sút trí tuệ bị Alzheimer. 

2. Nguyên nhân dẫn đến sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Sa sút trí tuệ thường khiến bệnh nhân mất trí nhớ. Nhưng nếu người bệnh chỉ đơn thuần mất trí nhớ, thì không được gọi là sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ nguyên nhân là do tổn thương tế bào thần kinh và các liên kết của chúng trong não bộ. Tùy thuộc vào sự tổn thương trong não bộ, sẽ gây nên những triệu chứng khác nhau ở mỗi người bệnh. Nguyên nhân dẫn đến tổn thương não bộ gây sa sút trí tuệ có thể do: 

2.1 Bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi thể tiến tiển – không thể đảo ngược 

– Bệnh Alzheimer

Đây là bệnh lý phổ biến, chiếm tới 60 – 80% gây sa sút trí tuệ. Bệnh nhân mắc Alzheimer xuất hiện các mảng Amyloid và các búi sợi tơ thần kinh trong não. Những đám protein này được gọi là beta-amyloid. Sự xuất hiện của beta – amyloid làm hỏng các tế bào thần kinh khỏe mạnh và các sợi kết nối chúng. Khiến người bệnh có triệu chứng mất trí nhớ, suy giảm nhận thức…  

– Sa sút trí tuệ mạch máu

Mạch máu có tổn thương, gây đột quỵ hoặc làm tổn thương não theo những cách khác. Các tổn thương mạch máu này có thể làm hỏng các sợi trong chất trắng của não. Các tổn thương mạch máu này khiến người bệnh khó giải quyết vấn đề, suy nghĩ, tập trung và tổ chức chậm lại. 

– Sa sút trí tuệ thể Lewy

Những khối protein bất thường hình thể giống quả bóng, hình thành trong não. Gây nên những triệu chứng: Mộng du, ảo giác, mất khả năng tập trung, chú ý. Bệnh nhân có những cử động không phối hợp hoặc chậm chạp, run và cứng đơ.

– Sa sút trí tuệ vùng trán

Sự phân hủy, thoái hóa của các tế bào thần kinh ở tế bào vùng trán, vùng thái dương. Gây nên các triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm sự mất ổn định trong hành vi, suy nghĩ, tính cách, khả năng phán đoán, ngôn ngữ và cử động.

– Sa sút trí tuệ hỗn hợp

Người bệnh cùng lúc mắc nhiều nguyên nhân dẫn đến sa sút trí tuệ như: Alzheimer, sa sút trí tuệ mạch máu.

– Bệnh Huntington

Một số tế bào thần kinh trong não và tủy sống bị đào thải do gen bị đột biến. Có thể khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: suy giảm nghiêm trọng về kỹ năng tư duy, nhận thức. 

– Chấn thương sọ não (TBI)

Những người có nguy cơ cao bị chấn thương sọ não, gây tổn thương chèn ép tế bào thần kinh. Nguy cơ cao xuất hiện ở võ sĩ quyền anh, cầu thủ bóng đá, binh lính… Tùy vào vùng bị chấn thương, có thể khiến bệnh nhân trầm cảm, kích động, mất trí nhớ và suy giảm khả năng nói. 

– Dịch bệnh bò điên

Bệnh này do nhiễm virus gây bệnh hoặc di truyền. Khiến người bệnh có triệu chứng lo âu, chán nản, thay đổi tính cách, chán nản, mất trí nhớ, suy giảm thị lực, mất ngủ, khó nói, khó nuốt, di chuyển đột ngột… 

– Bệnh Parkinson

Parkinson có thể do nhiễm khuẩn, viêm não, nhiễm độc thần kinh, thoái hóa thần kinh… khiến người bệnh có triệu chứng giảm vận động, giảm trí nhớ, lo âu, rối loạn ngôn ngữ, khó nói, khó viết… 

Sa sút trí tuệ khiến người bệnh không biết mình là ai

Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

2.2 Bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi nguyên nhân không do thoái hóa hệ thần kinh 

– Rối loạn hệ thống miễn dịch

Người bệnh có thể sốt hoặc các phản ứng khác chống lại nhiễm trùng. Việc chống lại tác nhân gây hại của hệ thống miễn dịch có thể tấn công các tế bào thần kinh gây tổn thương thần kinh. Bệnh nhân có các triệu chứng của sa sút trí tuệ. 

– Trao đổi chất bất thường hoặc rối loạn nội tiết

Rối loạn tuyến giáp, hạ đường huyết, thừa kênh natri hoặc thiếu hụt canxi, rối loạn hấp thu B12… có thể khiến bệnh nhân có những triệu chứng của sa sút trí tuệ. 

– Thiếu hụt dinh dưỡng

Mất nước, thiếu hụt vitamin B1, B6, B12, vitamin E… có thể khiến bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng giống với sa sút trí tuệ.

– Tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc gây tác dụng phụ của thuốc hoặc phản ứng, tương tác giữa các loại thuốc, làm tổn thương tế bào thần kinh. Gây nên triệu chứng giống với sa sút trí tuệ. 

– Máu tụ dưới màng cứng

Chấn thương sọ não, tắc mạch não… gây tụ máu khoang dưới nhện, tụ máu dưới màng cứng…Người bệnh có thể bị do cơn đột quỵ, vỡ mạch máu, ngã… khiến người bệnh có triệu chứng của sa sút trí tuệ. 

– Nhiễm độc

Người bệnh tiếp xúc với các kim loại nặng như chì, thuốc trừ sâu,dùng chất kích thích, rượu nặng… khiến người bệnh bị ngộ độc, tổn thương thần kinh trung ương. Bệnh nhân có những triệu chứng giống của bệnh sa sút trí tuệ.

– U não

Khối u phát triển gây chèn ép mạch máu, thần kinh. Gây tổn thương các thần kinh  trung ương, dẫn đến tình trạng sa sút trí tuệ.

– Thiếu oxy

Một số người bệnh mắc chứng ngưng thở khi ngủ, hen suyễn, đau tim, ngộ độc khí carbon monoxide… Làm tế bào não thiếu oxy trong thời gian dài. Khiến tế bào não bị tổn thương không hồi phục, gây nên tình trạng sa sút trí tuệ. 

– Não úng thủy 

Dịch não tủy không được hấp thu hết, gây nên hiện tượng não úng thủy. Sự dư thừa dịch não tủy làm tổn thương nhu mô não, làm người bệnh khó đi lại, khó tiểu và sa sút trí tuệ.

3. Bệnh sa sút trí tuệ có điều trị được không? 

Sa sút trí tuệ là bệnh không thể chữa khỏi, bệnh có diễn biến gia tăng chứ không thể giảm bớt. Tuy nhiên, nếu có thể phát hiện sớm có thể dùng thuốc để giảm bớt triệu chứng bệnh. Đồng thời, bác sĩ có thể hướng dẫn người nhà cách hỗ trợ giúp người bệnh được chăm sóc tốt hơn. 

Thể dục thể thao giúp bệnh sa sút trí tuệ của người cao tuổi diễn biến chậm lại

Thể dục thể thao giúp bệnh sa sút trí tuệ của người cao tuổi diễn biến chậm lại

4. Làm thế nào để hạn chế bệnh sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ khiến người bệnh trở thành một đứa trẻ trong phiên bản người trưởng thành. Phòng tránh người cao tuổi rơi vào bệnh lý sa sút trí tuệ, chúng ta cần: 

– Tránh sử dụng chất kích thích, rượu, bia, cà phê, thuốc lá … quá nhiều

– Ăn uống đủ chất, bổ sung đầy đủ thường xuyên vitamin nhóm B. 

– Thường xuyên đọc sách, tập thể dục thường xuyên

– Tránh tiếp xúc các chất độc hại, virus, nhiễm khuẩn… 

– Giữ tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan, buông bỏ stress để đầu óc được thảnh thơi. 

– Sử dụng thuốc bổ não theo sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. 

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm với bác sĩ chuyên khoa. 

Sa sút trí tuệ làm ảnh hưởng đến chất lượng sống, nhận thức, tư duy của người bệnh. Để người bệnh có thể sống vui khỏe, cần sự quan tâm từ người thân cũng như xã hội. Hãy giúp họ có được cuộc sống vui vẻ nhất ở quãng thời gian còn lại.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital