Bệnh lý rối loạn giấc ngủ và cách điều trị 

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

bbBệnh lý rối loạn giấc ngủ Bệnh lý rối loạn giấc ngủ Bệnh lý rối loạn giấc ngủ Bệnh lý rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Muốn điều trị hiệu quả cần tìm đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này. 

1. Bệnh lý rối loạn giấc ngủ như thế nào?

Bệnh lý rối loạn giấc ngủ là sự thay đổi bất thường về chất lượng và thời gian giấc ngủ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, tinh thần và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ thức giấc…

Người lớn tuổi hoặc trẻ nhỏ đều có thể là đối tượng của rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở những người cao tuổi. Tỷ lệ nữ giới mắc rối loạn này nhiều hơn nam giới. Có hai thể:

– Thể cấp tính trong thời gian ngắn.

– Thể mạn tính kéo dài.

Song, nếu rối loạn này không kéo dài hoặc xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài như ánh sáng mạnh, tiếng ồn, các chất kích thích… thì không gọi là rối loạn giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ là bệnh lý thường gặp

Rối loạn giấc ngủ là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi

2. Nguyên nhân gây ra bệnh lý rối loạn giấc ngủ là gì?

Rối loạn giấc ngủ xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể do bệnh, do tâm lý hoặc tác động của môi trường sống, công việc, cách bài trí phòng ngủ… Để điều trị dứt điểm, người bệnh cần tìm đúng nguyên nhân, từ đó đưa ra cách chữa trị hiệu quả.

Theo nghiên cứu về giấc ngủ của thanh niên cũng như người cao tuổi tại Việt Nam, hiện nay khá phổ biến tình trạng suy giảm chất lượng giấc ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Nhiều người đi ngủ từ sớm nhưng lại khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu hoặc bị thức giấc trong đêm và khó ngủ lại.

Nguyên nhân cụ thể dẫn tới tình trạng này là:

2.1. Do bệnh lý

Người bị dị ứng, cảm lạnh hoặc mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường bị khó thở vào ban đêm. Tình trạng này dẫn tới khó ngủ, ngủ không sâu giấc, rối loạn giấc ngủ. Bên cạnh đó, người mắc các bệnh lý về tim, phổi, dạ dày… cũng thường xuyên bị khó ngủ hơn và không thể ngủ sâu giấc.

2.2. Đi tiểu thường xuyên

Uống nhiều nước trước khi ngủ làm xảy ra tình trạng tiểu đêm, tiểu thường xuyên gây gián đoạn giấc ngủ. Người bị mất cân bằng nội tiết tố, mắc bệnh về đường tiết niệu, thận cũng có thể đi tiểu đêm nhiều, gây rối loạn giấc ngủ.

2.3. Các cơn đau mãn tính

Các cơn đau do viêm khớp, thoái hóa, đau đầu… liên tục có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Trong một số trường hợp, cơn đau mãn tính thậm chí trầm trọng hơn do rối loạn giấc ngủ.

Các cơn đau mãn tính thường gây ra tình trạng mất ngủ

Các cơn đau mãn tính thường gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ, trằn trọc ban đêm

2.4. Căng thẳng và lo âu

Căng thẳng và lo âu thường tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ. Lúc này bạn có thể khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc, không ngủ được. Ngoài ra, người bị căng thẳng, lo âu cũng có nguy cơ bị mộng du, gặp ác mộng làm gián đoạn giấc ngủ.

2.5. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc điều trị có thể gây tác dụng phụ làm rối loạn giấc ngủ của bạn, chẳng hạn như khiến bạn ngủ nhiều hơn mức bình thường.

2.6. Di truyền

Theo nghiên cứu, nếu trong gia đình có người bị rối loạn giấc ngủ thì bạn có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.

2.7. Các yếu tố khác

Một số yếu tố khác có thể góp phần gây ra rối loạn giấc ngủ như:

– Thường xuyên làm việc muộn, qua đêm.

– Hội chứng jet lag: Việc di chuyển nhanh qua các múi giờ có thể khiến cơ thể chưa thích nghi được với thời tiết, giờ giấc sinh hoạt gây ra tình trạng khó ngủ.

– Sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên hút thuốc lá, uống cà phê, rượu, sử dụng các chất kích thích.

3. Các cách chữa mất ngủ hiện nay

Muốn điều trị bệnh lý rối loạn giấc ngủ hiệu quả, người bệnh cần tìm đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này. Căn cứ nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho người bệnh. Qua đó điều chỉnh thói quen xấu gây hại đến giấc ngủ của bạn và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Sau đây là một số biện pháp chữa trị rối loạn giấc ngủ bạn nên biết:

2.1. Điều trị bệnh lý rối loạn giấc ngủ bằng thuốc

Sử dụng các thuốc hỗ trợ chữa mất ngủ theo chỉ định của bác sĩ. Đây là phương pháp tối ưu có thể điều trị rối loạn giấc ngủ tiên phát và thứ phát. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị cụ thể bằng thuốc cũng khác nhau.

Điều trị bệnh lý rối loạn giấc ngủ

Điều trị bệnh cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ

2.2 Liệu pháp tâm lý điều trị bệnh lý rối loạn giấc ngủ

Phương pháp này có vai trò rất quan trọng nếu bạn mất ngủ đến do yếu tố tâm lý. Đặc biệt nên áp dụng trong điều trị mất ngủ mạn tính.

– Thư giãn đơn giản: ngồi thiền, yoga, luyện khí công, tập dưỡng sinh… thường xuyên để chữa trị chứng mất ngủ.

– Dùng các thực phẩm bổ dưỡng trị mất ngủ như trà hoa cúc, bột yến mạch, thịt gà vào bữa tối, một cốc mật ong ấm trước khi ngủ… giúp khắc phục bệnh rối loạn giấc ngủ mãn tính.

2.3. Vệ sinh giấc ngủ

Vệ sinh giấc ngủ là những hành vi và thực hành môi trường được khuyến nghị với mục đích giúp giấc ngủ đạt chất lượng tốt hơn. Việc vệ sinh giấc ngủ không tốt sẽ dẫn đến rối loạn giấc ngủ tiên phát.

Các phương pháp vệ sinh giấc ngủ được áp dụng như:

– Cố định giờ thức giấc mỗi ngày.

– Giới hạn thời gian ở trên giường trước khi ngủ.

– Không sử dụng các chất kích thích thần kinh trung ương như cà phê, thuốc lá, rượu…

– Xây dựng các bài tập thể dục sôi động vào sáng sớm.

– Tránh các sự kiện gây kích thích, thay vào đó người bệnh nên nghe đài, xem tivi hoặc đọc sách.

– Massage hoặc ngâm chân bằng nước ấm khoảng 20 phút trước lúc đi ngủ.

– Ăn vào một giờ nhất định trong ngày. Không ăn nhiều trước đi ngủ; tập các bài tập thư giãn đầu óc và giãn cơ vào buổi tối hàng ngày…

Nếu phát hiện các triệu chứng rối loạn giấc ngủ, người bệnh cần thăm khám sức khỏe ngay để được bác sĩ tư vấn, chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital