Bệnh hen phế quản trẻ em và những thông tin cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Tỷ lệ bệnh hen phế quản trẻ em ở nước ta ngày càng tăng cao ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng kinh tế của gia đình cũng như tâm lý lo lắng của cha mẹ. Không nên chủ quan khi con bị bệnh hen phế quản mà cần tìm ra nguyên nhân và điều trị hen cho trẻ.

Bệnh hen phế quản không hề đơn giản vì có thể gây tử vong cho trẻ nếu trẻ phát bệnh mà không có người lớn hỗ trợ ở bên cạnh. Nếu trẻ không được điều trị dứt điểm từ nhỏ thì khả năng sức khỏe sau này của trẻ cũng bị giảm sút đi rất nhiều, ảnh hưởng đến tương lai và sức khỏe sau này của trẻ.

1. Thông tin chung về bệnh hen phế quản

1.1. Bệnh hen phế quản trẻ em được định nghĩa như thế nào?

Hen phế quản là một bệnh lý của đường hô hấp, gây nên bởi tình trạng viêm nhiễm mạn tính đường thở, làm cho tăng co thắt, phù nề và tiết đàm…khiến cho luồng khí ở đường thở bị tắc nghẽn. Người bệnh hen phế quản thường có những biểu hiện như khò khè, khó thở, tức ngực và ho.

Ở trẻ em, tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản khá cao. Độ tuổi bị nhiều nhất là từ 12 đến 13 tuổi. Bệnh có thể bắt đầu được phát hiện khi trẻ đến 5 tuổi. Tuy không có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh hen phế quản, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh cả đời nếu như cha mẹ đưa trẻ đi khám và điều trị lâu dài tại các chuyên khoa về hô hấp, dị ứng của các bệnh viện lớn.

bệnh hen phế quản trẻ em

Hen phế quản khiến trẻ bị khó thở nặng

Bệnh hen phế quản có thể xuất hiện từ từ sau khi bị một đợt viêm phế quản, cũng có thể xuất hiện đột ngột mà không có biểu hiện gì (thường là hen suyễn). Việc lên cơn hen đối với trẻ rất nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể để lại những ảnh hưởng nặng nề, thậm chí là tử vong.

1.2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh hen phế quản trẻ em

Nguyên nhân của bệnh hen phế quản và những yếu tố nguy cơ của bệnh

Có nhiều nguyên nhân hoặc nhóm nguyên nhân có thể gây nên bệnh hen phế quản nhưng chủ yếu là do dị ứng hoặc do môi trường:

– Do cơ địa trẻ dễ bị dị ứng với các yếu tố như: phấn hoa, lông chó mèo, mùi than tổ ong, mùi khói hương,…đây là những yếu tố thường thấy trong môi trường sống của trẻ, dẫn đến cơ thể kích hoạt các cơn hen phế quản nếu như trẻ bị tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên kể trên.

– Do tiền sử trong gia đình có người bị bệnh hen phế quản như ông bà, bố mẹ, cô dì chú bác cũng đều có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ bị di truyền hen phế quản.

– Do trẻ bị nhiễm khuẩn ở đường hô hấp như mũi họng, amidan, VA…cũng dẫn đến khả năng cơn hen của trẻ bị kích hoạt

– Thể trạng của trẻ nếu bị sinh non, sinh thiếu tháng, nhẹ cân thì cũng có thể ảnh hưởng nhiều đến chức năng hô hấp của trẻ.

– Trẻ bị tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá cùng một trong những nguyên nhân chính khiến cho trẻ bị hen.

– Do thời tiết thay đổi, độ ẩm cao, trẻ bị cảm, ho lâu ngày nhưng điều trị không hiệu quả, dứt điểm cũng có thể là nguyên nhân của hen phế quản ở trẻ nhỏ.

bệnh hen phế quản trẻ em

Nên đưa trẻ đi khám để được điều trị dự phòng hen

Khi trẻ đã bị bệnh hen phế quản, cha mẹ cần đưa trẻ đi điều trị dự phòng hen để có thể kiểm soát cơn hen của trẻ, giảm mức độ nguy hiểm mỗi lần phát bệnh. Để phát hiện trẻ có bị hen phế quản hay không, có thể nhìn vào những triệu chứng của bệnh. Không phải trẻ nào cũng có những triệu chứng bệnh giống nhau, thậm chí triệu chứng của đợt bệnh này còn khác với đợt bệnh khác. Những dấu hiệu có thể có là:

– Những cơn ho dai dẳng, ho kéo dài và nhiều về đêm là hậu quả của việc đường thở bị bít tắc khiến cho trẻ bị thiếu oxy và khó thở.

– Trẻ bị khó thở, có tiếng khò khè, tiếng rít mỗi khi hít vào hoặc thở ra.

– Trẻ có những dấu hiệu của việc thở thanh , thở gấp gáp.

– Trẻ bị khó thở nên không muốn hoạt động, không có sức khỏe để hoạt động, cũng không muốn ăn uống.

– Trẻ bị hen phế quản thường có sức đề kháng rất kém. Những khi thời tiết thay đổi thường dễ bị ho, sổ mũi, đau họng, khó thở

– Trẻ cảm thấy khó khăn khi ăn uống vì khi nuốt sẽ làm đường thở thêm hẹp, gây khó thở nhiều hơn.

2. Cách chẩn đoán bệnh hen phế quản như thế nào?

Đối với trẻ càng nhỏ càng khó chẩn đoán bệnh, đối với những trẻ lớn hơn thì khả năng chẩn đoán bệnh sẽ dễ dàng hơn nhờ vào tiền sử bệnh, các triệu chứng và các xét nghiệm cụ thể có liên quan:

– Dựa vào việc khám sức khỏe định kỳ để chẩn đoán bệnh cho trẻ. Việc khám sức khỏe định kỳ có thể giúp bác sĩ kiểm tra nhịp tim, phổi, đánh giá chức năng đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới để bác sĩ phát hiện những dấu hiệu và nguy cơ có thể mắc hen phế quản của trẻ. Đối với những bé có khả năng cao mắc bệnh thì việc phát hiện sớm nhằm điều trị dự phòng có ý nghĩa rất tích cực đối với việc ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh của trẻ.

– Xét nghiệm: Các loại xét nghiệm như chụp X Quang phổi, kiểm tra chức năng hô hấp, đo lượng không khí ra và vào phổi để đánh giá tình trạng hen. Tuy nhiên, xét nghiệm này thường chỉ áp dụng được với trẻ trên 5 tuổi. Với trẻ dưới 5 tuổi bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử bệnh để đưa ra phác đồ điều trị dự phòng hen. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể làm những xét nghiệm để xác định những tác nhân có thể gây hen như test dị ứng da, máu.

– Điều tra tiểu sử bệnh tật của trẻ theo những câu hỏi sau đây:

+ Tiền sử trong gia đình có ai bị bệnh hen không?

+ Trẻ có hay bị dị ứng với thức ăn đồ uống hoặc những loại lông súc vật, phấn hoa nào không?

+ Trẻ có hay bị bệnh về da không?

+ Trẻ có hay thường xuyên bị các bệnh liên quan đến phổi và nhiễm khuẩn hay không?

bệnh hen phế quản trẻ em

Trẻ bị hen cần được theo dõi thường xuyên tránh lên cơn khó thở đột ngột

Sau khi có kết quả điều tra, bác sĩ sẽ lưu ý đến thời gian và tần suất mà các triệu chứng xảy ra để xác định nguyên nhân của bệnh hen phế quản ở trẻ.

3. Biến chứng của hen phế quản ở trẻ nhỏ

Theo thống kê, số lượng trẻ em có nguy cơ bị mắc hen phế quản cao hơn rất nhiều so với người lớn. Nếu trẻ mắc bệnh mà không được phát hiện và điều trị sớm thì có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:

– Xẹp phổi. Biến chứng này rất phổ biến ở trẻ em bị hen phế quản, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để điều trị sớm, tránh tình trạng này xảy ra với trẻ.

– Màng phổi, trung thất bị tràn khí do phế nang bị giãn rộng, khiến cho mạch máu ở đây bị thưa, nuôi dưỡng kém nên khi ho mạnh dễ làm các phế nang bị bục.

– Suy hô hấp. Nếu trẻ đã bị suy hô hấp thì cần phải hỗ trợ oxy, ngăn không cho trẻ bị tím tái, khó thở, nếu không khả năng tử vong của người bệnh là khá cao

Trên đây là những thông tin về bệnh hen phế quản trẻ em, hy vọng hữu ích với nhiều bậc phụ huynh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital