Bệnh đau đầu arnold là gì và những vấn đề liên quan

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Tưởng chừng chỉ là cơn đau đầu bình thường, nhưng đau đầu arnold lại có thể gây những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu bệnh đau đầu arnold là gì và những vấn đề liên quan đến căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

1. Tổn thương dây thần kinh chẩm – Khởi nguồn bệnh đau đầu arnold

Dây thần kinh chẩm bắt đầu từ đốt sống cổ thứ 2 và thứ 3, kéo dài và chi phối tới da đầu vùng gáy. Khi các dây thần kinh này chịu áp lực lớn hoặc tổn thương, hay xuất hiện khối u sẽ gây nên những cơn đau đầu. Cảm giác đó được gọi là đau dây thần kinh chẩm, đau đầu vùng chẩm, hay đau đầu Arnold. Có khoảng 5% dân số trong độ tuổi trưởng thành gặp phải bệnh lý này.

Khi đối mặt với cơn đau vùng chẩm, ban đầu người bệnh cảm thấy đau vùng sọ gáy, sau đó dần lan tới vùng sau mắt và các vùng khác xung quanh. Cơn đau kịch phát được mô tả như dao đâm vào phần sau hộp sọ. Người bệnh có thể cảm nhận thấy ở một hoặc cả hai bên đầu. Nó thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày, tuy nhiên rất dễ xuất hiện. Chỉ cần ta chạm nhẹ da đầu cũng khiến cơn đau tái phát.

Nhiều người thường nhầm lẫn đau đầu arnold với đau nửa đầu hay các thể đau đầu khác. Vì vậy, khi cơn đau xuất hiện nhiều lần và kéo dài, người bệnh cần thăm khám tại cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân chính xác và phương án điều trị phù hợp.

bệnh đau đầu arnold là gì?

Đau đầu arnold hay còn gọi là đau dây thần kinh chẩm.

2. So sánh đau đầu thông thường và đau đầu arnold

Như đã đề cập ở trên, chứng đau đầu arnold dễ bị hiểu nhầm với các bệnh lý khác. Chúng ta cần có những hiểu biết cơ bản để phân biệt hai chứng bệnh này.

2.1. Nguyên nhân đau đầu thông thường và bệnh đau đầu arnold là gì?

– Đau đầu (hay nhức đầu thông thường)

Cấu tạo hệ thần kinh vô cùng phức tạp. Do vậy cơn đau đầu thường do một hoặc nhiều nguyên nhân gây nên. Nhìn chung có thể xếp các nguy cơ thành 2 nhóm: Do bệnh lý hoặc do các điều kiện khác theo sinh hoạt, lối sống,…

Nguyên nhân bệnh lýNguyên nhân khác
Cơn đau đầu có thể là biểu hiện đi kèm khi mắc các bệnh lý không quá nguy hiểm như:

– Viêm xoang

– Đau nửa đầu do rối loạn vận mạch (Migraine)

– Bệnh lý về thần kinh mắt

– Chứng thiếu máu

– Các bệnh mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, lupus ban đỏ…

Hoặc các bệnh cực kỳ nguy hiểm như:

– Chấn thương sọ não hay các vùng cổ gáy tụ máu não

– Tụ máu vùng dưới màng cứng

– Gãy xương cột sống

– Trượt đốt sống cổ gáy

– Di chứng của chấn thương

Những cơn đau đầu không bắt nguồn từ bệnh lý có thể do thể trạng sức khỏe từng người, hoặc chế độ sống không khoa học, lành mạnh như:

– Nữ giới tới tháng kinh nguyệt, thay đổi hormone

– Rối loạn tâm lý cảm xúc, căng thẳng

– Mất cân bằng thói quen sinh hoạt, thiếu ngủ, thức khuya,…

– Thường xuyên sử dụng rượu, bia, các chất kích thích

– Đau đầu arnold

Nguyên nhân dẫn tới đau vùng chẩm thường không hoàn toàn cụ thể. Dây thần kinh chẩm bị thương tổn, chèn ép có thể do các tác động khác nhau tại hệ thần kinh gây ra. Với dây thần kinh chẩm lớn, nhỏ, các tai nạn, ngã hoặc lao động sai tư thế trong thời gian dài làm thoái hóa cột sống cổ, đè ép chúng gây những bất thường khác nhau.

Phụ nữ sinh ba cùng bên cũng gặp trường hợp đau dây thần kinh chẩm. Những bệnh nhân có tiền sử chấn thương đầu, viêm mạch máu, khối u cổ thường có nguy cơ mắc đau đầu arnold cao hơn bình thường. Ngoài ra, người bị gout, tiểu đường cũng là đối tượng của chứng bệnh đau đầu này.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đau đầu arnold là gì?

Cần phân biệt đau đầu arnold và đau đầu thông thường.

2.2. So sánh dấu hiệu bệnh

Cả hai chứng đau đầu kể trên đôi khi có chung biểu hiện. Bệnh nhân có thể đau một bên đầu, hoặc đau cả đầu. Tuy nhiên, cơn đau arnold thường dữ dội trong vài phút, kèm theo các dấu hiệu như:

– Cơn đau nhức nhối ở nền hộp sọ, từ đỉnh đầu lan xuống phía sau hoặc dọc bên đầu

– Cảm giác đau như điện giật, thấy rát bỏng, chỉ cần chạm nhẹ sẽ xuất hiện cơn đau

– Cơn đau đầu dần kéo theo cảm giác đau mắt

– Cảm giác đau tăng dần khi tác động vào vùng da đầu hay tóc, khi cử động đầu cổ

Những cơn đau đầu bình thường có thể đa dạng các dấu hiệu hơn. Người bệnh có thể đau từng cơn, đau tại vùng hốc mắt hoặc thái dương. Thời gian có thể kéo dài từ vài phút tới vài tiếng tùy mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây nên. Do vậy, bệnh nhân cần đi khám chuyên khoa nội thần kinh để nhận lời khuyên cần thiết từ y bác sĩ uy tín.

3. Hướng điều trị cho người mắc chứng đau đầu arnold

3.1. Chẩn đoán bệnh đau đầu arnold

Khi có dấu hiệu đau dây thần kinh chẩm, trước tiên bạn nên tìm tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám lâm sàng với bác sĩ nội thần kinh. Sau khi thăm khám bác sĩ cần chẩn đoán, tiên lượng tình trạng, mức độ tiến triển bệnh. Từ đó y bác sĩ chuyên khoa mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Chụp CT scan, chụp MRI là những phương pháp chẩn đoán thường dùng hiện nay.

3.2. Phương pháp điều trị bệnh đau đầu arnold là gì?

Nếu chứng đau arnold nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân điều trị tại nhà. Các biện pháp thường dùng là: làm ấm vùng đau, kết hợp massage và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn. Đồng thời người bệnh cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và chế độ sống cho phù hợp. Các loại thuốc thường sử dụng gồm: thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, giãn cơ, chống co giật, thuốc chống trầm cảm… Lưu ý, các loại thuốc này cần được kê theo đơn của bác sĩ sau khi thăm khám. Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc, thay đổi loại thuốc hay liều lượng mà không được bác sĩ đồng ý.

Khi tình trạng bệnh trở nặng, bệnh nhân cần trực tiếp điều trị tại bệnh viện cùng bác sĩ. Thuốc gây tê cục bộ sẽ được đưa vào vùng chẩm, giảm đau cho người bệnh trong vòng 12 tuần.

Trường hợp điều trị nội khoa không đáp ứng, các bác sĩ sẽ sử dụng một số phương pháp nâng cao giúp cải thiện tùy vào tình trạng của bệnh nhân.

Dù là phương pháp điều trị nào, đều cần có sự phối hợp giữa bệnh nhân và bác sĩ để xử lý toàn bộ các vấn đề bất ổn trong sức khỏe hệ thần kinh. Bởi đối mặt với các bệnh lý thần kinh, không chỉ giảm đau và sử dụng dược phẩm, bệnh nhân cần tin tưởng bác sĩ, chủ động thay đổi và duy trì lối sống lành mạnh, chuẩn khoa học. Đó mới chính là phương pháp điều trị an toàn, không để lại hệ quả xấu cho sức khỏe về sau.

Chụp cộng hưởng từ não giúp chẩn đoán bệnh đau đầu arnold hiệu quả.

Chụp cộng hưởng từ não giúp chẩn đoán bệnh đau đầu arnold hiệu quả.

Hy vọng qua bài viết, mọi người có thêm các kiến thức để trả lời được câu hỏi bệnh đau đầu arnold là gì. Qua đó cũng có thêm các phương pháp để phòng ngừa và xử lý hiệu quả khi gặp các vấn đề sức khỏe kể trên.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital