Bệnh chàm tổ đỉa có lây không?

Tham vấn bác sĩ

Bệnh chàm tổ đỉa là một bệnh khá phổ biến trong cộng đồng. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng biểu hiện ngoài da của chàm tổ đỉa khiến nhiều người lo ngại về khả năng lây nhiễm của bệnh. Vậy bệnh chàm tổ đỉa có lây không?

Bệnh chàm tổ đỉa có lây không là lo lắng của nhiều người.

Bệnh chàm tổ đỉa có lây không là lo lắng của nhiều người.

Chàm tổ đỉa là một dạng đặc biệt của bệnh chàm (eczema). Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng theo nghiên cứu bệnh thường xuất hiện ở những nơi ô nhiễm hóa chất như nước thải công nghiệp, thuốc trừ sâu, công nhân vệ sinh, công nhân cơ khí (tiếp xúc với dầu mỡ). Những yếu tố này này tác động lên người có cơ địa dị ứng khiến bệnh phát sinh. Ngoài ra bệnh cũng có thể gặp ở những người bị rối loạn thần kinh giao cảm, da bị nhiễm khuẩn…
Giải đáp cho thắc mắc của nhiều người về vấn đề “bệnh chàm tổ đỉa có lây không”, các bác sĩ da liễu cho biết bệnh chàm tổ đỉa không lây nhiễm sang người khác. Tuy nhiên bệnh có nguy cơ tái phát cao và việc điều trị khỏi cũng gặp không ít khó khăn.

Biểu hiện của bệnh chàm tổ đỉa là có những mụn nước nhỏ ăn sâu dưới lớp thượng bì làm da nổi gồ lên, hình tròn, rải rác hoặc thành chùm, thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và các rìa ngón tay, ngón chân.

Biểu hiện của bệnh chàm tổ đỉa là có những mụn nước nhỏ ăn sâu dưới lớp thượng bì làm da nổi gồ lên, hình tròn, rải rác hoặc thành chùm, thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và các rìa ngón tay, ngón chân.

Biểu hiện của bệnh chàm tổ đỉa là có những mụn nước nhỏ ăn sâu dưới lớp thượng bì làm da nổi gồ lên, hình tròn, rải rác hoặc thành chùm, thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và các rìa ngón tay, ngón chân. Các mụn tụ từng đám và gây ra ngứa ngát, khó chịu. Càng ngãi nhiều,  chà xát mạnh vùng bị tổ đỉa thì càng ngứa và mụn nước xuất hiện càng nhiều. Mụn nước sẽ khô dần để lại vùng da dày sừng có màu vàng hơi đục và sẽ bong da. Mụn nước ít khi tự vỡ vì chúng nằm sâu trong da trừ khi tự chích, bóp, nặn. Nếu người bệnh gãi làm vỡ mụn nước sẽ dẫn đến nhiễm trùng tạo thành mụn mủ, nếu nhiễm trùng lan rộng có thể gây các bọc mủ.

Khi nghi ngờ bị chàm tổ đỉa, nên tới bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn điều trị.

Khi nghi ngờ bị chàm tổ đỉa, nên tới bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn điều trị.

Bệnh chàm tổ đỉa nếu để kéo dài, có thể tiến triển thành tổ đỉa chàm hóa và việc chữa bệnh sẽ càng trở nên phức tạp. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên quá lo lắng, tốt nhất nên tới bệnh viện để được kiểm tra xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị thích hợp. Cần lưu ý giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da bị nhiễm tổ đỉa để tránh nhiễm khuẩn. Không nên gãi, nặn, chích làm vỡ mụn nước vì bệnh chàm tổ đĩa rất dễ bị bội nhiễm vi trùng. Hạn chế tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital