Bạn đã biết gì về viêm dạ dày HP ở trẻ em

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Do điều kiện sống và khả năng kiểm soát vi khuẩn HP còn hạn chế vì vậy tỷ lệ bệnh viêm dạ dày HP ở trẻ em ngày càng có xu hướng tăng cao. Việc phát hiện và phòng bệnh ở trẻ em khó khăn hơn so với người lớn. Vì vậy các bậc cha mẹ cần nắm vững các thông tin liên quan tới bệnh lý này.

1. Khái niệm viêm dạ dày HP ở trẻ em

Viêm dạ dày HP ở trẻ em là tình trạng trên niêm mạc dạ dày của trẻ xuất hiện tổn thương, viêm sưng do vi khuẩn HP gây ra. HP là vi khuẩn có tên đầy đủ là Helicobacter pylori. Đây là loại vi khuẩn chủ yếu gây ra các bệnh về dạ dày. Vi khuẩn HP khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á do điều kiện sống còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày HP ở trẻ em tương đối cao. Phổ biến nhất là lứa tuổi trẻ mẫu giáo ( 2- 6 tuổi).

Viêm dạ dày hp ở trẻ em ngày càng phổ biến

Viêm dạ dày hp ở trẻ em ngày càng phổ biến

2. Nguyên nhân trẻ mắc bệnh viêm dạ dày HP dương tính

Vi khuẩn HP chủ yếu lây nhiễm từ người sang người qua đường ăn uống, sinh hoạt chung. Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm vi khuẩn vì chúng chưa biết giữ gìn vệ sinh khi ăn uống. Bên cạnh đó thói quen ăn chung cùng người lớn cũng làm nguy cơ mắc bệnh tăng cao.

Viêm dạ dày HP ở trẻ em có tính lây lan cao do sự chủ quan của bậc cha mẹ và sự hiếu động của trẻ. Các bé cũng chưa thể tự bảo vệ sức khỏe của bản thân, sức đề kháng yếu. Vì vậy các bậc phụ huynh cần lưu ý tránh các hoạt động như:

– Ăn uống chung thìa, đũa, nước chấm

– Mớm thức ăn cho trẻ nhỏ

– Thói quen ôm hôn trẻ con ở người lớn

– Trẻ tiếp xúc với thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc qua vật trung gian như: Đồ dùng, ruồi, gián,…

– Cha mẹ từng nhiễm khuẩn HP có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh cho con

Thói quen bón mớm cho trẻ là nguyên nhân lây bệnh

Thói quen bón mớm cho trẻ là nguyên nhân lây bệnh

3. Triệu chứng điển hình khi trẻ bị viêm dạ dày HP

Triệu chứng khi bị viêm dạ dày HP khá đa dạng và không giống nhau ở mỗi người. Đối với trẻ em mắc bệnh cũng tương tự như vậy. Vì vậy cha mẹ cần hết sức lưu ý tới các thay đổi bất thường của con để giúp phát hiện bệnh sớm.

– Trẻ thường đau bụng âm ỉ khoảng vài giờ sau khi ăn. Khi bụng đói cũng có cảm giác đau bụng. Cơn đau có thể xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần

– Cân nặng của con giảm đột ngột

– Bé có hiện tượng chán ăn, biếng ăn

– Hiện tượng chướng bụng, đầy hơi diễn ra thường xuyên

– Trẻ thường có cảm giác buồn nôn sau khi ăn

– Một số trường hợp trẻ nôn hoặc đi ngoài có lẫn máu

Trên đây là một số các dấu hiệu điển hình khi trẻ bị viêm dạ dày. Một số triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với đau bụng thông thường hoặc các bệnh lý khác khiến cha mẹ thường chủ quan bỏ qua. Vì vậy mọi người cần hết sức lưu ý khi con có những thay đổi bất thường. Phụ huynh cũng cần đưa con tới bệnh viện hoặc các cơ sở khám bệnh càng sớm càng tốt.

4. Các phương pháp chẩn đoán trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HP

Nhiều trẻ em nhiễm vi khuẩn HP không có biểu hiện rõ rệt vì vậy khiến cha mẹ rất khó phát hiện bệnh. Vì vậy nếu nghi ngờ con gặp vấn đề về dạ dày bạn cần chủ động đưa bé đi khám. Đối với trẻ nhỏ, các xét nghiệm chẩn đoán chỉ được diễn ra với trường hợp có ba mẹ nhiễm khuẩn HP, ung thư dạ dày,…Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán được sử dụng phổ biến nhất.

4.1 Sinh thiết

Các bác sĩ tiến hàng nội soi đường tiêu hóa nhằm thu thập mô niêm mạc dạ dày. Từ mẫu mô thu được sẽ tiến hành sàng lọc các sản năng ung thư

4.2 Nuôi cấy vi khuẩn giúp phát hiện viêm dạ dày HP ở trẻ em

Phương pháp này thực hiện nuôi cấy mô niêm mạc trong môi trường lý tưởng. Việc làm này nhằm xác định phác đồ kháng sinh phù hợp

4.3 Kỹ thuật sinh học phân tử

Đây là kỹ thuật cho phép khuếch đại ADN của vi khuẩn. Cách này giúp chẩn đoán phân biệt loại vi khuẩn trong dạ dày

4.4 Test hơi thở giúp phát hiện viêm dạ dày HP ở trẻ em

Trẻ nhỏ thường có tâm lý sợ sệt và không chịu được đau vì vậy kỹ thuật test hơi thở vô cùng phù hợp. Bác sĩ sẽ kiểm tra hơi thở để xác định Carbon dioxide

4.5 Xét nghiệm phân

Phân của trẻ nghi ngờ bị viêm dạ dày HP sẽ được mang đi phân tích. Thông qua xét nghiệm có thể kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn HP

4.6 Xét nghiệm nước bọt

Vi khuẩn HP có thể truyền nhiễm qua con đường ăn uống vì vậy chúng thường sinh sống trong nước bọt. Lấy mẫu nước bọt mang đi kiểm tra có thể giúp phát hiện vi khuẩn HP đang cư trú

Test hơi thở giúp phát hiện bệnh sớm

Test hơi thở giúp phát hiện bệnh sớm

5. Biện pháp điều trị bệnh viêm dạ dày HP ở trẻ em

Phác đồ điều trị bệnh sẽ là sự kết hợp của ít nhất hai loại thuốc kháng sinh và thuốc ức chế acid dạ dày. Mỗi trình trình thường kéo dài khoảng 2 tuần hoặc có thể lâu hơn tùy vào tình trạng bệnh.

Việc điều trị bệnh khi trẻ bị viêm dạ dày gặp phải rất nhiều khó khăn do:

– Trẻ em khó tuân thủ điều trị: Khi uống điều trị có thể gây ra các tác dụng phụ như: Buồn nôn, đắng miệng, rối loạn tiêu hóa,…vì vậy có thể phụ huynh và trẻ không chịu kiên trì uống  thuốc đủ thời gian.

– Nguy cơ tái nhiễm bệnh ở trẻ em khá cao: Theo các nghiên cứu thì tỷ lệ tái nhiễm HP có thể lên tới hơn 50% sau 1 năm điều trị thành công

– Vi khuẩn kháng thuốc: Thuốc không còn tác dụng điều trị. Vì vậy việc điều trị đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

6. Phòng ngừa nhiễm HP ở trẻ em

HP là vi khuẩn dễ lây lan vì vậy việc phòng bệnh là vô cùng cần thiết. Chúng thường tồn tại trong nước bọt, khoang miệng của người bệnh. Loại vi khuẩn này còn có thể tồn tại trên vật dụng, vật trung gian vì vậy phụ huynh cần nhắc nhở con thực hiện theo các biện pháp sau:

– Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn

– Đảm bảo thực hiện vệ sinh khi ăn uống

– Hạn chế ăn uống và sử dụng chung đồ: Bát đũa, cốc nước, gắp thức ăn cho nhau,…

– Tuyệt đối không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân: Khăn mặt, bàn chải đánh răng,…

– Người lớn nhiễm vi khuẩn HP tuyệt đối không hôn, nêm nếm, đút thức ăn cho trẻ

Cha mẹ nên nhắc nhở con rửa tay sạch sẽ trước khi ăn

Cha mẹ nên nhắc nhở con rửa tay sạch sẽ trước khi ăn

Bài viết đã cung cấp đầy đủ và chi tiết tất cả các thông tin liên quan tới bệnh viêm dạ dày HP ở trẻ em. Hiện nay chưa có vaccin phòng vi khuẩn HP vì vậy các bậc cha mẹ cần tự bảo vệ sức khỏe của con cái bằng những kiến thức khoa học.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital