Bà bầu bị bạch cầu trong máu cao cần phải làm gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Bà bầu bạch cầu trong máu cao là tình trạng không hiếm gặp. Khi hàm lượng bạch cầu tăng mẹ bầu sẽ không nhận thấy những dấu hiệu bất thường chỉ đến khi đi khám hoặc thực hiện xét nghiệm máu thì mới biết được điều này. Vậy bạch cầu trong máu cao mẹ bầu cần phải làm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn về những điều này qua bài viết dưới đây.

1. Bạch cầu là gì?

Bên cạnh tế bào hồng cầu, trong cơ thể chúng ta tồn tại một lượng bạch cầu. Bạch cầu là các tế bào máu trắng có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại và khỏi mọi virus, vi khuẩn.

Bạch cầu là các tế bào máu trắng có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại và khỏi mọi virus, vi khuẩn.

Bạch cầu là các tế bào máu trắng có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại và khỏi mọi virus, vi khuẩn.

Khi có yếu tố ngoại lại xuất hiện, các tế bào bạch cầu sẽ vỡ ra bao quanh lấy các vi khuẩn. Ví dụ như nếu bạn bị vết thương hở, khi sát trùng vết thương sẽ thấy một lớp chất lỏng màu trắng hoặc vàng nhạt đó chính là bạch cầu. Đây là cơ chế bảo vệ của cơ thể, các tế bào bạch cầu được sản xuất và dự trữ ở nhiều nơi trong cơ thể như tủy xương, lá lách,…

2. Bà bầu bạch cầu tăng cao có nguy hiểm không?

Chỉ số bạch cầu trong cơ thể phản ánh chính xác sức khỏe cơ thể mẹ bầu, giúp phát hiện tình trạng bất ổn của cơ thể và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, hàm lượng bạch cầu tăng cao có thể là dấu hiệu cơ thể có vị trí bị nhiễm trùng. Nếu bạch cầu tăng càng cao thì tình trạng nhiễm trùng cơ thể của mẹ bầu sẽ càng nặng.

Khi mang thai, hàm lượng bạch cầu thường cao hơn sơ với mức bình thường nhưng khi tăng quá ngưỡng giới hạn thì có thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc thai nghén. Nhiễm độc thai nghén sẽ gây nên những hậu quả nặng nề cho cả sức khỏe của mẹ và bé.

Nếu bị nhiễm độc thai nghén mẹ bầu sẽ bị sút cân, mất nước, tiền sản giật, nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những di chứng nặng nề như cao huyết áp, viêm thận, liệt nửa người… nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sảy thai hoặc lưu thai. ở giai đoạn cuối thai kỳ có thể dẫn đến sinh non, hệ miễn dịch yếu và gây nên một số dị tật bẩm sinh.

  Thực hiện xét nghiệm máu để biết chỉ số bạch cầu có tăng không


Thực hiện xét nghiệm máu để biết chỉ số bạch cầu có tăng không

3. Bạch cầu trong máu tăng cao mẹ bầu cần phải làm gì?

Nếu bà bầu bạch cầu trong máu cao thì việc đầu tiên là phải đến gặp bác sĩ ngay để được theo dõi và tư vấn. Bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng viêm nhiễm, từ đó đưa ra phác đồ điều trị an toàn, phù hợp cho cả mẹ và bé.

Để tránh tình trạng bạch cầu trong máu tăng cao, mẹ bầu có thể ngăn ngừa bằng một số biện pháp sau:

– Uống thật nhiều nước: khi mang thai nhu cầu nước tăng cao, mẹ bầu phải đảm bảo cung cấp 2-3l nước mỗi ngày.

– Cân bằng hàm lượng muối trong nấu ăn, không nên ăn quá mặn hoặc quá cay

– Bổ sung sắt cho cơ thể bằng một số thực phẩm như thịt, sữa kết hợp với ăn nhiều trái cây.

Nếu bà bầu bạch cầu trong máu cao thì việc đầu tiên là phải đến gặp bác sĩ ngay để được theo dõi và tư vấn

Nếu bà bầu bạch cầu trong máu cao thì việc đầu tiên là phải đến gặp bác sĩ ngay để được theo dõi và tư vấn

Bà bầu bạch cầu trong máu cao ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Hy vọng với tất cả những chia sẻ trên đây có thể giúp các mẹ chủ động phòng ngừa tình trạng này từ sớm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital