Ảnh hưởng của táo bón kéo dài,ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Táo bón là một rối loạn tiêu hóa thường gặp. Người bị táo bón có biểu hiện lâu ngày không đi đại tiện được, đau quặn bụng, phân rắn màu đen hay vón cục, muốn đại tiện được phải rặn mạnh, ở một số người lại có biểu hiện là khi đại tiện rồi mà vẫn có cảm giác phân còn trong ruột, chưa được loại bỏ hết. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh.

Táo bón kéo dài là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh trĩ

Bệnh trĩ
Trĩ là bệnh được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Áp lực của phân rắn do táo bón sẽ ngăn cản dòng máu chảy ra từ tĩnh mạch trong hậu môn và trực tràng, làm cho chúng trở nên dị thường. Do phải rặn mạnh khi đi đại tiện sẽ làm gia tăng áp lực ở bụng,  làm giãn tĩnh mạch xa hơn và cũng đồng thời đẩy chúng ra khỏi vị trí thông thường trong mô. Kết quả là có thể dẫn tới trĩ ngoại, trĩ nội hoặc kết hợp cả hai. Trĩ nội thường không đau nhưng có thể gây chảy máu nhiều. Trong khi đó trĩ ngoại lại gây đau, ngứa, khó chịu.
Nứt kẽ hậu môn
Theo MayoClinic, táo bón kéo dài có thể  tạo ra các vết nứt trên da xung quanh hậu môn, được gọi là các vết nứt hậu môn do phân cứng, rắn va chạm với cơ vòng hậu môn. Người bị nứt kẽ hậu môn thường gặp phải các triệu chứng như đau, ngứa và có một lượng máu đỏ tươi lẫn trong phân hoặc dính vào đồ lót. Trong nhiều trường hợp, vết nứt có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến tình trạng áp xe, đòi hỏi người bệnh phải phẫu thuật để loại bỏ phần dịch mủ. Các vết nứt chỉ có thể chữa lành khi táo bón được giải quyết.

Táo bón kéo dài có thể  tạo ra các vết nứt trên da xung quanh hậu môn, được gọi là các vết nứt hậu môn do phân cứng, rắn va chạm với cơ vòng hậu môn.

Sa trực tràng
Người thường xuyên bị táo bón lâu ngày, liên tục dùng thuốc nhuận tràng trong thời gian dài có nguy cơ cao bị sa trực tràng. Sa trực tràng là tình trạng thoát xuống của phần trên trực tràng của hậu môn ra ngoài. Các triệu chứng của sa trực tràng là rò rỉ chất nhầy từ hậu môn, ngứa, đau và/hoặc chảy máu. Sa trực tràng thường được điều trị bằng phẫu thuật.
Để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm nêu trên, khi có biểu hiện bị táo bón, cần điều trị sớm. Trước hết người bệnh cần chú trọng đến chế độ ăn uống và lối sống khoa học, thường xuyên vận động, tập thể dục. Nghỉ ngơi đầy đủ, chú ý đi đại tiện kịp thời, không nên nhịn lâu đề phòng táo bón. Sử dụng một số loại thuốc giúp làm mềm phân, nhuận tràng theo tư vấn của bác sĩ.
Nếu đã áp dụng tất cả các phương pháp trên nhưng không thấy hiệu quả, người bệnh nên tới bệnh viện để thăm khám, kiểm tra xác định nguyên nhân và có hướng điều trị cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital