6 triệu chứng điển hình của nấm âm đạo và cách chữa trị hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Nấm âm đạo là bệnh phụ khoa không hiếm gặp ở nữ giới, bệnh thường không gây nguy hiểm nhưng những triệu chứng của nấm âm đạo lại gây ra cho chị em nhiều khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt, đời sống thường ngày. Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn nêu ra những triệu chứng điển hình của nấm âm đạo và cách chữa trị hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Nấm âm đạo là bệnh gì?

Nấm âm đạo là tình trạng nấm phát triển quá mức trong âm đạo và gây ra cho người bệnh những bất thường ở khu vực này như ngứa rát, khó chịu, khí hư thay đổi,… Bệnh nấm âm đạo thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra cho người bệnh nhiều ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

Nấm âm đạo là tình trạng nấm phát triển quá mức trong âm đạo và gây ra cho người bệnh triệu chứng như ngứa rát, khó chịu vùng âm đạo

Nấm âm đạo là tình trạng nấm phát triển quá mức trong âm đạo và gây ra cho người bệnh triệu chứng như ngứa rát, khó chịu vùng âm đạo

Một số ảnh hưởng của bệnh đến người bệnh có thể kể đến như:

– Ảnh hưởng đến tâm lý do người bệnh luôn trong trạng thái khó chịu, dễ cáu gắt, tinh thần bất ổn,..

– Ảnh hưởng đến cuộc sống do bệnh khiến chị em e ngại trong giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống vợ chồng.

– Ảnh hưởng đến miễn dịch do nấm và vi khuẩn liên tục tấn công làm hệ miễn dịch bị ảnh hưởng, đồng thời điều này cũng khiến người bệnh dễ bị mắc những bệnh xã hội nguy hiểm khác.

– Bên cạnh đó, nấm âm đạo nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm âm đạo, viêm vòi trứng và những ảnh hưởng khác ở cơ quan sinh sản, từ đó dẫn đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn. Nếu đang mang thai, nấm âm đạo có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi như sinh non, trẻ sinh ra có thể bị tưa miệng, viêm da khi sinh, thậm chí là nhiễm trùng đường ruột nếu trẻ nuốt phải nấm.

Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấm âm đạo, các bác sĩ chuyên khoa cho biết có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Điển hình nhất có thể kể đến một vài nguyên nhân như vệ sinh vùng kín không đúng cách, quan hệ không an toàn, chế độ sinh hoạt không lành mạnh, hệ thống miễn dịch yếu, sử dụng băng vệ sinh hoặc đồ lót kém chất lượng, … Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân khiến môi trường âm đạo mất cân bằng và nấm có điều kiện phát triển gây bệnh mạnh mẽ.

2. Triệu chứng của nấm âm đạo

Triệu chứng của nấm âm đạo thường dễ bị nhầm lẫn với những bệnh phụ khoa khác, do đó người bệnh cần thận trọng trong quan sát triệu chứng để giúp mang lại hiệu quả tốt trong điều trị. 6 triệu chứng điển hình của nấm âm đạo là:

– Vùng kín ngứa ngáy, cảm giác ngứa nhiều hơn sau khi quan hệ tình dục, đôi khi cảm thấy ngứa dữ dội ở sâu bên trong.

– Vùng kín bị sưng tấy, nổi mẩn, có thể trầy da do bệnh nhân gãi, trường hợp nặng có thể lan ra cả tầng sinh môn và đùi bẹn.

Vùng kín ngứa ngáy, sưng tấy là triệu chứng của nấm âm đạo

Vùng kín ngứa ngáy, sưng tấy là triệu chứng của nấm âm đạo

Khí hư màu trắng đục, dày, trắng, giống như váng sữa, gắn chặt vào thành âm đạo.

– Khí hư thường không hôi.

– Khi đi tiểu cảm giác buốt, tiểu khó, nóng, rát âm đạo.

– Đau khi quan hệ tình dục.

Nếu xuất hiện các triệu chứng bệnh kể trên, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. Bởi nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản, đặc biệt là ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh nếu mẹ đang mang thai.

Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán bệnh dựa trên những phương pháp xét nghiệm cần thiết để xác định có nấm âm đạo hay không.

3. Nấm âm đạo chữa như thế nào?

Phương pháp điều trị nấm âm đạo phụ thuộc vào tình trạng và thể trạng riêng của từng người. Thông thường bạn sẽ được kê toa sử dụng những loại thuốc kháng sinh đặc trị, sử dụng thuốc bôi dạng gel, thuốc đặt âm đạo. Cụ thể:

– Với người có triệu chứng trung bình, bệnh không tái phát thường xuyên, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bạn sử dụng thuốc chống nấm không kê đơn, thuốc mỡ hoặc thuốc đạn có chứa miconazole hoặc clotrimazole. Bạn sẽ cần dùng thuốc trong 1 đến 7 ngày.

– Với phụ nữ đang mang thai bác sĩ sẽ tránh cho mẹ dùng Fluconazole, thay vào đó mẹ sẽ được chỉ định dùng kem bôi hoặc thuốc đặt an toàn.

Nếu quá trình điều trị không mang lại hiệu quả như mong muốn, bệnh tái đi tái lại nhiều lần, hoặc bệnh của bạn có những triệu chứng nặng bạn cần tái khám và thông báo cho bác sĩ để các bác sĩ hỗ trợ đưa ra phác đồ điều trị khác phù hợp hơn.

– Phác đồ điều trị dài ngày: bạn được chỉ định sử dụng thuốc chống nấm hàng ngày trong tối đa 2 tuần, sau đó giảm dần tần suất xuống mỗi tuần một lần và liên tục trong 6 tháng

– Phác đồ sử dụng thuốc uống đa liều: bạn sẽ được kê đơn thuốc gồm hai hoặc ba liều thuốc chống nấm đường uống. Lưu ý, phương pháp này không dùng cho phụ nữ có thai.

– Liệu pháp kháng Azole: bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc dạng viên nang để đưa vào âm đạo. Lưu ý phương pháp này chỉ sử dụng để điều trị nấm candida kháng thuốc chống nấm thông thường và không dùng đường uống vì có thể gây tử vong.

Trong quá trình điều trị, nếu có bất cứ bất thường nào bạn cần nhanh chóng ngưng thuốc và liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.

Trong quá trình điều trị, nếu có bất thường nào bạn cần ngưng thuốc và nhanh chóng liên hệ với bác sĩ

Trong quá trình điều trị, nếu có bất thường nào bạn cần ngưng thuốc và nhanh chóng liên hệ với bác sĩ

Bên cạnh đó, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị cho bác sĩ chỉ định, trong sinh hoạt người bệnh cũng cần lưu ý một số điều dưới đây để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao và tránh tối đa tái phát:

– Nên vệ sinh âm đạo hàng ngày và vệ sinh âm đạo đúng cách.

– Quan hệ tình dục an toàn.

– Chế độ sinh hoạt không lành mạnh, không thức khuya, không ăn uống thiếu chất.

– Sử dụng quần lót chất liệu cotton có độ thấm hút tốt, thay quần lót mới tối thiểu 6 tháng/lần.

– Thay quần áo ướt ngay lập tức để không tạo điều kiện cho nấm phát triển.

Trên đây là những thông tin hữu ích về nấm âm đạo, nguyên nhân, triệu chứng của nấm âm đạo và cách điều trị. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh này. Nếu có câu hỏi liên quan tới nấm âm đạo hoặc có nhu cầu tham khảo sức khỏe phụ khoa, bạn có thể liên hệ ngay tới TCI để được hỗ trợ sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital