5 lời khuyên về khám sức khỏe tổng quát tầm soát ung thư

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Khám sức khỏe tổng quát tầm soát ung thư không còn là khái niệm quá mới nhưng vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về chủ đề này. Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp 5 thắc mắc thường gặp về khám tổng quát tầm soát ung thư.

1. Hiểu đúng về khám sức khỏe tổng quát tầm soát ung thư

Khám sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư thực chất là việc tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện nhằm sàng lọc nguy cơ mắc các bệnh lý trong cơ thể. Trong đó, phát hiện dấu hiệu ung thư sớm là một trong những mục tiêu quan trọng khi khám sức khỏe. Bên cạnh những danh mục khám sức khỏe thông thường, bạn sẽ được kiểm tra, thăm khám chuyên sâu để đánh giá nguy cơ mắc ung thư của bản thân. 

– Danh mục khám sức khỏe tổng quát: Khám nội khoa, ngoại khoa, thực hiện các xét nghiệm máu và nước tiểu, khám chuyên khoa mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, da liễu…

– Tầm soát ung thư: Ung thư là bệnh lý có thể xuất hiện trên nhiều cơ quan của cơ thể. Vì thế, khi đăng ký dịch vụ thăm khám, bạn có thể lựa chọn các phương pháp tầm soát ung thư tổng thể hoặc chỉ thực hiện tầm soát một hoặc một số bộ phận trên cơ thể tùy theo nguy cơ mắc bệnh.

khám sức khỏe tổng quát tầm soát ung thư ở đâu

Khám sức khỏe tầm soát ung thư giúp đánh giá sức khỏe tổng quát của cơ thể

2. Đối tượng nên khám sức khỏe và tầm soát ung thư

Khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta. Thông qua kết quả thăm khám, bác sĩ có thể phát hiện và cảnh báo sớm những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó, trong trường hợp phát hiện bệnh lý, bạn sẽ được tư vấn chiến lược điều trị kịp thời. 

Mặc dù mang lại rất nhiều lợi ích cho con người nói chung, nhưng vẫn có có rất nhiều hiểu lầm xung quanh việc khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ mà điển hình nhất là các hiểu lầm về đối tượng nên thực hiện khám sức khỏe. 

2.1. Khám sức khỏe tổng quát tầm soát ung thư chỉ dành cho người già?

Nguyên nhân của hiểu lầm này là do người cao tuổi có hệ thống miễn dịch bị suy giảm, dễ mắc các bệnh lý ác tính hơn. Để có một cơ thể khỏe mạnh, yên tâm an dưỡng tuổi già, các chuyên gia y tế khuyên người cao tuổi nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Nhưng điều này không có nghĩa là việc khám sức khỏe định kỳ chỉ dành riêng cho người già. Thậm chí với một số bệnh lý, việc tầm soát đối với người cao tuổi không còn cần thiết nữa. Ví dụ những phụ nữ trên 69 tuổi không cần phải thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung.

Mỗi độ tuổi đều phải đối diện với những nguy cơ bệnh lý riêng và ung thư là bệnh lý không ngoại trừ bất kỳ đối tượng nào. Do đó, việc khám sức khỏe và tầm soát ung thư được khuyến khích cho mọi độ tuổi. Đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em, phụ nữ, người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh…

có nên khám sức khỏe tổng quát tầm soát ung thư

Khám tầm soát ung thư nên được thực hiện ở mọi đối tượng, bất kể độ tuổi nào

2.2. Khuyến cáo khám sức khỏe tổng quát tầm soát ung thư theo độ tuổi

Việc khám sức khỏe định kỳ được khuyến cáo nên thực hiện ít nhất một lần trong năm. Đối với các danh mục tầm soát ung thư, bạn có thể tham khảo bảng dưới đây để biết thông tin sàng lọc ung thư dành cho nam và nữ theo từng độ tuổi.

Độ tuổiNam giớiNữ giới
21 – 29– Ung thư tuyến giáp

– Ung thư đại tràng

– Ung thư cổ tử cung

Ung thư vú

– Ung thư tuyến giáp

– Ung thư đại tràng

30 – 39– Ung thư đại tràng– Ung thư cổ tử cung

– Ung thư vú

– Ung thư đại tràng

40 – 49 – Ung thư đại tràng

– Ung thư tuyến tiền liệt

– Ung thư cổ tử cung

– Ung thư vú

– Ung thư đại tràng

50 – 64– Ung thư đại tràng

– Ung thư tuyến tiền liệt

– Ung thư phổi

– Ung thư cổ tử cung

– Ung thư vú

Ung thư đại tràng

– Ung thư phổi

Trên 65 tuổi– Ung thư đại tràng

– Ung thư tuyến tiền liệt

– Ung thư phổi

– Ung thư cổ tử cung

– Ung thư vú

– Ung thư đại tràng

– Ung thư phổi

3. Chi phí khám sức khỏe và tầm soát ung thư

Chi tiết cụ thể mức giá của dịch vụ khám tổng quát tầm soát ung thư sẽ có chênh lệch tùy theo quy định của từng cơ sở y tế. Tuy nhiên, so với chi phí khám sức khỏe thông thường, dịch vụ khám sức khỏe và tầm soát ung thư có chi phí cao hơn. Nguyên nhân là vì việc sử dụng các phương pháp tầm soát chuyên sâu đòi hỏi ứng dụng các công nghệ mới. Vì vậy, chi phí vận hành thiết bị khá đắt đỏ, khiến giá dịch vụ tầm soát ung thư cũng ở mức khá cao.

Nếu không đủ khả năng tài chính để tham gia khám sức khỏe và tầm soát ung thư toàn diện, bạn có thể lựa chọn thực hiện tầm soát ung thư đối với một hoặc một số bộ phận có nguy cơ cao mắc ung thư. Để có thể lựa chọn danh mục tầm soát đúng và phù hợp với bản thân, bạn có thể tham khảo khuyến cáo tầm soát ung thư theo độ tuổi trong nội dung phía trên. Ngoài ra, đừng quên trao đổi trực tiếp với bác sĩ hoặc nhân viên tư vấn để được hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn về danh mục khám tầm soát ung thư.

4. Khám sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư có được áp dụng BHYT?

BHYT là chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng, được chăm sóc sức khỏe với chi phí hợp lý. Với mức chi phí khá cao, nhiều người luôn thắc mắc việc khám sức khỏe và tầm soát ung thư có được áp dụng BHYT hay không. Câu trả lời cho vấn đề này là không, chi tiết về quy định áp dụng BHYT được quy định trong Luật BHYT năm 2008, sửa đổi năm 2012.

Vậy khi chi phí đắt đỏ, dịch vụ lại không được hưởng BHYT, chúng ta có nên khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ? Câu trả lời tiếp tục là có, bởi việc làm này mang đến rất nhiều lợi ích cho chúng ta. Một sức khỏe tốt sẽ là chìa khóa đề bạn tập trung cho công việc và đời sống. Mặc dù đắt đỏ nhưng chi phí khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ vẫn được xem là tiết kiệm hơn so với chi phí điều trị khi chẳng may bạn phát hiện bệnh quá muộn. Do đó, khám sức khỏe tầm soát ung thư vẫn luôn là sự đầu tư đúng đắn và hợp lý.

phương pháp khám sức khỏe tổng quát tầm soát ung thư

Khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ là sự đầu tư thông minh cho sức khỏe

5. Lựa chọn cơ sở y tế

Việc tìm kiếm địa điểm khám sức khỏe luôn là một câu hỏi khó với mọi người. Đặc biệt với mức chi phí thăm khám cao, các khách hàng càng đòi hỏi cao hơn để đảm bảo quyền lợi của mình. Để có thể lựa chọn được một cơ sở y tế phù hợp, bạn có thể tham khảo từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, ví dụ như báo chí, bạn bè, người thân… Một cơ sở gần nhà cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian đi lại và đảm bảo bạn có thể duy trì lịch khám định kỳ một cách dễ dàng hơn.

Các bác sĩ thường sử dụng nhiều phương pháp sàng lọc bệnh lý khác nhau để có thể chẩn đoán bệnh chính xác. Do đó, một cơ sở y tế có đầy đủ hệ thống trang thiết bị cần thiết và đủ năng lực triển khai các phương pháp khám bệnh nói chung nên là lựa chọn hàng đầu của bạn. 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hy vọng với bài viết trên đây, bạn sẽ hiểu và có ý thức hơn trong việc chủ động thực hiện việc khám sàng lọc định kỳ để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital