5 biện pháp giúp phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Giang mai là bệnh xã hội khiến nhiều người sợ hãi vì những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Trong bài viết này, Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn tìm hiểu tường tận bệnh giang mai là gì? biến chứng nguy hiểm như thế nào và biện pháp phòng tránh bệnh giang mai. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Giang mai là bệnh gì? Bệnh có thể nguy hiểm đến mức thế nào?

1.1. Giang mai là bệnh gì?

Giang mai là bệnh do xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum gây ra, xoắn khuẩn này có hình lò xo, gồm 6 đến 14 vòng xoắn. Xoắn khuẩn Treponema pallidum có sức đề kháng rất yêu, nếu ra khỏi cơ thể không sống được quá vài giờ.

Giang mai là bệnh do xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum gây ra

Giang mai là bệnh do xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum gây ra

Xoắn khuẩn Treponema pallidum lây lan chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, không có biện pháp bảo vệ. Ngoài ra, xoắn khuẩn giang mai còn có thể lây truyền từ mẹ sang con hoặc qua các vết xước trên da khi tiếp xúc với chất dịch tiết từ tổn thương giang mai của người bị bệnh.

1.2. Bệnh giang mai có thể nguy hiểm đến mức thế nào?

Các triệu chứng của bệnh giang mai khác nhau ở từng giai đoạn. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh giang mai có thể dẫn đến những tổn thương về hệ thần kinh, tim, não, thậm chí là tử vong.

Bệnh giang mai có thể dẫn đến những tổn thương về hệ thần kinh, tim, não, thậm chí là tử vong

Bệnh giang mai có thể dẫn đến những tổn thương về hệ thần kinh, tim, não, thậm chí là tử vong

Các biểu hiện của bệnh giang mai qua từng giai đoạn là:

– Giai đoạn sơ cấp: Bệnh bắt đầu xuất hiện với các vết loét nhỏ xung quanh khu vực nhiễm bệnh như dương vật, hậu môn, âm đạo,… Những vết này không gây đau và có thể tự lành sau 3 đến 6 tuần nên hầu hết mọi người đều không nhận thấy sự tồn tại của chúng hoặc bỏ qua triệu chứng vì nghĩ không quan trọng.

– Giai đoạn 2: Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng phát ban (phát ban bao phủ toàn bộ cơ thể, bao gồm cả lòng bàn tay và lòng bàn chân), sưng hạch bạch huyết, sốt, mệt mỏi, đau họng, sụt cân, nhức đầu, đau cơ, rụng tóc,.. bên cạnh đó, triệu chứng đau ở vùng bị bệnh cũng sẽ xuất hiện, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở dương vật, âm đạo, hậu môn,… Ở giai đoạn này, nếu không được điều trị thì các triệu chứng vẫn có thể hết và chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn. Nếu điều trị không đúng, bệnh cũng có thể chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn.

– Giai đoạn 3: Bệnh tiến triển đến giang mai thần kinh và giang mai thị giác. Ở giai đoạn 3 bệnh thường không có bất cứ triệu chứng gì nhưng nếu không được chữa trị thì rất khó chữa khỏi và bạn phải tiếp tục mang bệnh trong người nhiều năm.

– Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn rất nguy hiểm của bệnh giang mai. Các cơ quan trên cơ thể có thể bị bệnh giang mai tác động và làm ảnh hưởng bao gồm tim, não, thần kinh, tế bào máu,.. nặng có thể dẫn đến tử vong.

– Giai đoạn giang mai thần kinh và giang mai thị giác: Đây là giai đoạn cuối của bệnh giang mai. Các biến chứng thường gặp là vấn đề về não, viêm màng quanh não và tủy sống, nhiễm trùng, điếc, mù lòa, sa sút trí tuệ, bệnh van tim, chứng phình động mạch,…

Riêng với phụ nữ mang thai, bệnh giang mai có thể lây truyền sang bé. Khi này thai có nguy cơ cao bị chết lưu, trẻ sinh ra có biểu hiện gan to bất thường, vàng da, viêm tuyến, xương phát triển bất thường, não bị ảnh hưởng, tỷ lệ tử vong cao.

2. 5 biện pháp phòng tránh bệnh giang mai

Biện pháp phòng tránh giang mai hiệu quả nhất chính là ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn. Dưới đây là những biện pháp giúp phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả dành cho bạn.

– Quan hệ tình dục với bạn tình an toàn bằng cách sử dụng bao cao su.

– Không quan hệ tình dục với nhiều người, thực hiện lối sống chung thủy một vợ một chồng.

– Bệnh giang mai rất dễ bị bỏ sót ở giai đoạn đầu vì triệu chứng không gây khó chịu và có thể tự khỏi sau 3 đến 6 tuần. Vì vậy, bạn nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh và được can thiệp, điều trị khỏi bệnh hoàn toàn ở giai đoạn sớm.

Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm bệnh và được can thiệp nếu có bệnh là biện pháp phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả

Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm bệnh và được can thiệp nếu có bệnh là biện pháp phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả

– Không sử chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, đồ lót,.. để tránh vô tình lây bệnh giang mai do tiếp xúc với dịch tiết của người bị bệnh.

– Đối với phụ nữ mang thai, mẹ cần đặc biệt tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong chăm sóc thai kỳ và sinh con để hạn chế tối đa tỷ lệ lây nhiễm.

3. Nếu bị mắc bệnh giang mai phải làm sao?

Bệnh giang mai có thể gặp ở bất kỳ ai, vì vậy nếu thấy các biểu hiện bất thường của bệnh giang mai bạn cần đến ngay bệnh viện hoặc phòng khám để được tiến hành xét nghiệm chẩn đoán càng sớm càng tốt.

Nếu điều trị sớm, bệnh giang mai có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên vì thế mà chủ quan, cần chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để có hiệu quả điều trị cao nhất. Bệnh giang mai nếu không chữa trị đúng cách bệnh vẫn có thể tiến triển và gây ra biến chứng nguy hiểm như bình thường.

Về phương pháp điều trị bệnh giang mai, ở tất cả các giai đoạn của bệnh, phương pháp điều trị bằng kháng sinh Penicillin đều được đề nghị.

Ở tất cả các giai đoạn của bệnh giang mai, phương pháp điều trị bằng kháng sinh Penicillin đều được đề nghị

Ở tất cả các giai đoạn của bệnh giang mai, phương pháp điều trị bằng kháng sinh Penicillin đều được đề nghị

Kháng sinh Penicillin mang lại hiệu quả cao trong tiêu diệt xoắn khuẩn Treponema pallidum. Trường hợp người bệnh bị dị ứng với thuốc Penicillin, bác sĩ có thể sẽ kê cho một loại kháng sinh khá phù hợp hoặc đề nghị khử nhạy với Penicillin.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh giang mai và cách phòng bệnh hiệu quả. Hi vọng rằng bài viết đã giúp bạn có được những thông tin mà mình đang quan tâm. Nếu có câu hỏi nào về bệnh giang mai, hoặc có nhu cầu thăm khám sức khỏe định kỳ, thăm khám sức khỏe chẩn đoán bệnh giang mai, bạn có thể liên hệ ngay với bác sĩ tại TCI để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital