4 triệu chứng bệnh loạn khuẩn đường ruột ở người lớn

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Bệnh loạn khuẩn đường ruột là tình trạng mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trong ruột. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bài viết sau đây sẽ đề cập tới 4 triệu chứng bệnh ở người lớn điển hình thường gặp cần lưu ý để nhận biết sớm về bệnh và kịp thời xử lý đúng cách.

1. Nguyên nhân của bệnh loạn khuẩn đường ruột

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh loạn khuẩn đường ruột. Dưới đây là những nguyên nhân chính được đưa ra:

– Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý

– Rối loạn hoạt động đường ruột

– Lạm dụng kháng sinh

Nhiễm trùng đường ruột.

– Stress

– Ngoài ra, bất cứ việc bé ốm hay mệt cũng có khả năng ảnh hưởng tới sự cân bằng vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại.

Bệnh loạn khuẩn đường ruột

Khi xảy ra sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại sẽ dẫn tới loạn khuẩn đường ruột.

2. Triệu chứng của bệnh loạn khuẩn đường ruột ở người lớn

Nhận biết về 4 triệu chứng loạn khuẩn đường ruột gặp ở người lớn bao gồm:

2.1. Rối loạn đại tiện

Triệu chứng đầu tiên gặp ở người loạn khuẩn đường ruột là tình trạng rối loạn đại tiện. Có thể là tiêu chảy hoặc bị táo bón nhưng phần lớn vẫn là tiêu chảy. Mỗi ngày, người bệnh có thể đi cầu từ 7 – 8 lần, trường hợp loạn khuẩn đường ruột nặng thì có thể đi cầu nhiều hơn từ 20 – 30 lần/ngày.

Tình trạng phân lỏng, không thành khuôn, có lẫn cả chất nhầy hoặc một ít máu. Người bệnh đi bị tiêu chảy sẽ kéo theo việc mất nước, mất điện giải khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.

2.2. Đầy hơi, chướng bụng

Loạn khuẩn đường ruột ở người lớn làm thức ăn lưu trữ trong đường ruột lâu hơn, vì thế dẫn tới sinh ra khí trong bụng và gây chướng bụng, đầy hơi. Hệ quả là người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ăn không ngon, chán ăn,…

2.3. Đau bụng

Đau bụng là triệu chứng chung của hầu hết các bệnh đường tiêu hóa và loạn khuẩn đường ruột ở người lớn cũng không ngoại lệ.

Cảm giác đau bụng có thể dữ dội hoặc âm ỉ sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người. Vị trí đau đầu tiên sẽ là đau phía trên bên trái vùng bụng, sau đó lan sang các vùng xung quanh. Tuy nhiên, như đã nói thì đau bụng là triệu chứng chung của nhiều bệnh nên người bệnh dễ nhầm tưởng và không nghĩ bản thân bị loạn khuẩn đường ruột thông qua triệu chứng này.

Triệu chứng loạn khuẩn đường ruột

Đau bụng là triệu chứng của nhiều bệnh lý tiêu hóa trong đó có loạn khuẩn đường ruột.

2.4. Buồn nôn và nôn

Bệnh khiến cho chức năng tiêu hóa của đường ruột bị suy giảm nên người bệnh rất dễ mắc chứng buồn nôn và nôn, đôi khi có kèm theo ợ hơi. Khi triệu chứng buồn nôn, nôn kéo dài thường khiến người bệnh thêm mệt mỏi, kém ăn, chán ăn, ăn không ngon, nguy hiểm hơn là dễ dẫn đến tình trạng mất nước, sút cân và suy dinh dưỡng.

3. Điều trị bệnh loạn khuẩn đường ruột

Loạn khuẩn đường ruột có thể gặp ở dạng cấp tính hoặc mạn tính. Tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh sẽ có cách điều trị phù hợp như sau.

3.1. Điều trị bệnh loạn khuẩn đường ruột cấp tính

Loạn khuẩn đường ruột cấp tính thường sẽ xảy ra từ 3 – 5 ngày và bệnh có thể tự khỏi. Trong khoảng thời gian này, bạn có thể áp dụng các cách sau để khắc phục rối loạn vi khuẩn đường ruột:

– Thay đổi chế độ ăn khoa học: Chọn thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc, chế biến kỹ thức ăn, thực hiện ăn chín uống sôi. Ăn rau xanh, củ, trái cây tươi và uống đủ nước. Không ăn các thực phẩm dễ gây đầy bụng, không đồ uống có ga, có cồn, trà, cafe các loại,…

– Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, nếp sống điều độ: Vận động thể dục đều đặn tùy theo điều kiện sức khỏe để tăng sức đề kháng cũng như tốt cho hoạt động hệ tiêu hoá;

– Không thức khuya, tránh căng thẳng mệt mỏi;

Những hoạt động này giúp tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn) sinh sôi phát triển trở lại và lấy lại sự cân bằng trong hệ vi khuẩn ở đường ruột. Tuy nhiên, nếu sau 3-5 ngày thực hiện đúng cách này mà tình trạng không cải thiện, hoặc người bệnh gặp phải các vấn đề bất thường, hãy đi khám chuyên khoa tiêu hóa ngay để được tư vấn.

Điều trị loạn khuẩn đường ruột

Thực hiện ăn uống khoa học cùng nếp sống điều độ giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

3.2. Điều trị bệnh loạn khuẩn đường ruột mạn tính

Đối với các trường hợp loạn khuẩn đường ruột mạn tính, bạn sẽ cần dùng thêm các loại thuốc theo hướng dẫn kê đơn của bác sĩ. Thông thường bác sĩ sẽ kê đơn ứng với tình trạng cụ thể của bạn và hướng dẫn một số chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt phù hợp. Mục tiêu cuối cùng của việc điều trị vẫn là lập lại sự cân bằng hệ vi sinh ở đường ruột.

Một số loại thuốc có thể được sử dụng như sau:

– Thuốc kháng sinh

– Nhóm thuốc điều hòa miễn dịch

– Thuốc sinh học

– Sử dụng men tiêu hóa, probiotics

Lưu ý, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất, tránh các biến chứng phát sinh. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý kê đơn, mua thuốc theo gợi ý mà không tiến hành thăm khám chuyên khoa.

Như vậy, nhận biết đúng về 4 triệu chứng thường gặp ở người bệnh loạn khuẩn đường ruột là rất cần thiết. Ngay khi nghi ngờ dấu hiệu bệnh, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị bệnh đúng phác đồ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital