4 điều cha mẹ nào cũng cần biết về cúm A ở trẻ nhỏ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Virus cúm A được xác định rất dễ lây lan trong không khí thông qua việc người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện và khi trẻ lành chưa được chủng ngừa hít phải những giọt bắn có mang virus thì đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Với cơ chế trên nên cúm A ở trẻ nhỏ có tốc độ lây lan cực nhanh và thường có xu hướng phát triển thành đại dịch.

1. Bệnh cúm A ở trẻ là gì?

Cúm A được biết đến là căn bệnh về đường hô hấp cấp tính, nguyên nhân do virus cúm A trực tiếp gây ra. Trong virus cúm lại được phân ra làm các nhóm A, B, C và riêng đối với virus cúm A lại có nhiều chủng khác nhau. Mặc dù đây chỉ là bệnh lý đơn thuần về đường hô hấp, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời trẻ dễ rơi vào tình trạng nguy kịch dẫn tới tử vong.

Trong lịch sử, cúm A đã từng là một đại dịch lớn trên toàn thế giới và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, trong đó phần lớn là đối tượng trẻ nhỏ. Vì thế cha mẹ không nên chủ quan trước bệnh cúm A.

Cúm A ở trẻ nhỏ

Cúm A là bệnh lý dường hô hấp nguy hiểm ở trẻ nhỏ

2. Nhận biết cúm A qua những dấu hiệu nào?

Vì cúm A là một bệnh lý đường hô hấp nên khi khởi phát bệnh thường có các dấu hiệu giống như cảm lạnh thông thường với những biểu hiện như: trẻ bị sốt, đau họng, đau đầu, một số trẻ có dấu hiệu sợ ánh sáng và đau nhức mắt, đau cơ, cơ thể cảm thấy mệt mỏi đặc biệt là phần chân và lưng.

Ngoài những triệu chứng chung chung trên, trẻ em bị cúm A còn thường xuất hiện thêm các cơn sốt cao từ 39-40 độ C, họng đỏ, con chán ăn và quấy khóc. Trong trường hợp trẻ bị sốt cao mà cha mẹ không thể kiểm soát được cơn sốt bằng thuốc hạ sốt hay chườm ấm thì cần cho con tới ngay bệnh viện để được bác sĩ can thiệp kịp thời. Nếu để lâu trẻ sốt cao thường dẫn tới co giật.
Mặc dù cúm A chỉ khởi phát với những dấu hiệu thông thường, tuy nhiên nếu không được can thiệp kịp thời bệnh có thể gây ra những biến chứng như: trẻ bị viêm phổi, viêm tai giữa, viêm cơ tim, não… và cuối cùng trẻ có nguy cơ cao dẫn tới tử vong khi không được can thiệp kịp thời.

Cúm a ở trẻ nhỏ
Trẻ sốt cúm A thường có biểu hiện sốt cao

3. Những con đường dễ lây lan cúm A

Virus cúm A vốn có vật chủ là chim hoang dã, gia cầm, vì thế loại virus này có thể lây trực tiếp từ gia cầm mắc bệnh sang cho người khi có tiếp xúc ở cự ly gần. Nhưng phổ biến nhất là lây từ người sang người thông qua đường hô hấp với dịch tiết nước bọt khi nói chuyện, hắt hơi, dịch mũi…virus sẽ xâm nhập vào cơ thể theo con đường này.

Ngoài lây qua việc tiếp xúc gần thì virus cúm A cũng có trên các bề mặt tiếp xúc như tay nắm cửa, bàn ghế, quần áo, cốc nước, bát đũa, đồ chơi,… và khi ở trên các bề mặt này, virus cúm có khả năng tồn tại đến 48h. Nếu trẻ tiếp xúc với những món đồ có virus thì đều có nguy cơ mắc bệnh. Vì thế không chỉ vệ sinh thân thể sạch sẽ mà mọi vật dụng xung quanh trẻ cũng cần được tiệt trùng thường xuyên để đảm bảo an toàn nhất.

cúm a ở trẻ nhỏ
Tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng tránh cúm A

4. Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh cúm A ở trẻ nhỏ?

Mặc dù là một bệnh lý dễ mắc và nguy hiểm nhưng tin vui cho các bậc cha mẹ là bệnh cúm A hoàn toàn có thể phòng ngừa với những cách cực đơn giản sau đây:

4.1 Chủ động cho trẻ tiêm phòng

Mặc dù bệnh đã xuất hiện nhiều năm, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ giải pháp tối ưu trong việc điều trị. Vì thế cách phòng tránh tốt nhất là chủ động cho trẻ tiêm chủng ngừa khi con được 6 tháng tuổi trở lên và nên tiêm nhắc lại hằng năm. Lý do cần tiêm nhắc lại hàng năm bởi virus cúm luôn đột biến, mỗi năm vắc-xin cúm ra đời sẽ cập nhật các chủng virus cúm mới nên sẽ hiệu quả hơn trong việc phòng bệnh.
Đã có những con số thống kê chỉ ra rằng nếu trẻ được tiêm vắc-xin cúm sẽ giúp giảm đến 80-90% tỷ lệ mắc bệnh.

4.2 Tiêm phòng là cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm

Vì là một bệnh lý dễ lây lan qua đường hô hấp nên cha mẹ cần chú ý vệ sinh tai, mũi, họng cho con hàng ngày với nước muối sinh lý. Cho trẻ rửa tay thường xuyên và không để con đưa tay lên mũi, miệng. Tất cả các món đồ chơi, đồ dùng, chỗ ngủ nghỉ của con cần được vệ sinh và tiệt trùng sạch sẽ. Bởi đây là con đường lây lan bệnh nhanh chóng.

4.3 Bổ sung chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Một sức khỏe tốt sẽ giúp con nâng cao đề kháng chống lại nhiều bệnh tật, vì thế trong khẩu phần ăn hàng ngày của con cha mẹ nên bổ sung đầy đủ các nhóm chất, tăng cường ăn các loại trái cây vitamin C, rau củ quả, chất béo, các loại sữa…. Ngoài 3 bữa chính thì nên cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ trong ngày.

Có thể thấy cúm A ở trẻ nhỏ mặc dù là bệnh lý nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Chỉ cần cha mẹ hiểu rõ và chủ động phòng tránh theo những hướng dẫn trên sẽ giúp sức khỏe con yêu và cả gia đình luôn được an toàn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital